II. Phương tiện:
THI KIỂM TRA HỌC KÌ
Sở GD & ĐT Tiền Giang Kì Thi Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì I Trường THPT Trần Hưng Đạo Môn: Sinh học - Khối 10 Họ và tên HS : ……… Thời gian: 60 phút
Lớp : …….
Đề I:
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn đáp án (a, b, c, d) đúng nhất.
Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm toàn Vi sinh vật ?
a. Vi sinh vật cổ, vi tảo, nấm mũ, nấm mốc.
b. Vi sinh vật cổ, vi tảo, động vật nguyên sinh, địa y. c. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm men.
d. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh, nấm rơm.
Câu 2: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 00 C tế bào sẽ bị chết ?
a. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không thực hiện được.
b. Nước trong tế bào đóng băng phá hủy cấu trúc tế bào.
c. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với phân tử các chất khác.
d. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được.
Câu 3: Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng
thành lập nên ………, nhiều……….tạo thành hệ ……….
a. Tế bào. b. Cơ thể. c. Cơ quan. d. Bào quan.
Câu 4 : Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên
chất sống ?
a. C, H, Mg, N. b. C, H, O, N. c. C, H, O, Cl. d. C, H, Mg, O.
Câu 5: Các nuclêôtit trên mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên
kết nào ?
a. Liên kết hiđrô. b. Liên kết glicôzit. c. Liên kết peptit. d. Liên kết cộng hố trị.
Câu 6: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào Vi khuẩn là ?
a. Xenlulôzơ. b. Kitin. c. Silic.
d. Peptiđôglican.
Câu 7: Bào quan nào sau đây có chứa ADN ?
a. Ti thể và trung thể. b. Trung thể và tiêu thể c. Tiêu thể và lạp thể. d. Lạp thể và ti thể.
Câu 8: Cấu tạo bộ máy Gôngi bao gồm ?
a. Các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau b. Các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau
c. Các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại
d. Các thể hình cầu có màng kép bao bọc lại
Câu 9: Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây ?
a. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao. b. Có tính đa dạng.
c. Là đại phân tử và có cấu trúc đa phân. d. Có khả năng tự sao chép.
Câu 10: Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất năm 1972
là :
a. Singer và Nicolson. b. Campbell và Nicolson. c. Nicolson và Reece. d. Reece và Campbell.
Câu 11: Chất nền của Lục lạp có màu sắc nào sau đây ?
a. Màu xanh b. Màu đỏ c. Màu da cam d. Không màu
Câu 12: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của
chúng là ?
a. Động năng và thế năng. a. Hoá năng và điện năng. b. Điện năng và thế năng. d. Thế năng và hoá năng.
Câu 13: Enzim có bản chất là ?
a. Pôlisaccarit b. Mônôsaccarit c. Prôtêin
d. Phôtpholipit
Câu 14: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình Đường phân ?
a. Glucôzơ → Axit Piruvic + Năng lượng b. Glucôzơ → CO2 + Năng lượng c. Glucôzơ → Nước + Năng lượng d. Glucôzơ → CO2 + Nước
Câu 15 : Chất nào sau đây trực tiếp cung cấp năng lượng cho quá trình vận
chuyển chủ động các chất trong cơ thể sống ?
a. ATP b. ADP c. AMP d. Cả 3 chất nêu trên
Phần II: Tự luận (7đ) Câu 1: (1đ)
Tại sao chúng ta phải tiến hành bảo vệ rừng ?
Câu 2: (1đ)
Vẽ mô hình cấu trúc hóa học của phân tử ATP và nêu các thành phần hóa học của phân tử.
Câu 3: (2đ)
Trình bày cấu trúc hóa học và vai trò của nước trong tế bào.
Hô hấp tế bào là gì ? Giải thích vì sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ dẫn đến hiện tượng “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa ?
Câu 5: (1đ)
Nhập bào là gì ? Trình bày cơ chế của nhập bào.
….Hết…
Sở GD & ĐT Tiền Giang Kì Thi Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì I Trường THPT Trần Hưng Đạo Môn : Sinh học - Khối 10 Họ và tên HS : ……… Thời gian: 60 phút
Lớp : …….
Đề II: Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn đáp án (a, b, c, d) đúng nhất.
Câu 1: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào Giới nào sau đây ?
a. Giới Nguyên sinh. b. Giới Thực vật. c. Giới Khởi sinh. d. Giới Động vật.
Câu 2: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 00 C tế bào sẽ bị chết ?
a. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không thực hiện được.
b. Nước trong tế bào đóng băng phá hủy cấu trúc tế bào.
c. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với phân tử các chất khác.
d. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được.
Câu 3: Con Châu chấu được xếp vào ngành động vật nào sau đây ?
a. Ruột khoang. b. Da gai. c. Thân mềm. d. Chân khớp.
Câu 4: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đa lượng ?
b. Mangan. b. Đồng. c. Kẽm. d. Photpho.
Câu 5 : Các nuclêôtit trên mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên
kết nào ?
a. Liên kết hiđrô.
c. Liên kết cộng hố trị. d. Liên kết peptit. e. Liên kết glicôzit.
Câu 6: Giữa các nuclêôtit trên hai mạch của phân tử ADN có :
a. G liên kết với X bằng hai liên kết hiđrô. b. G liên kết với A bằng ba liên kết hiđrô. c. A liên kết với T bằng hai liên kết hiđrô. d. A liên kết với X bằng ba liên kết hiđrô.
Câu 7: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ? a. C, H, Mg, N. b. C, H, O, N. c. C, H, O, Cl. d. C, H, Mg, O.
Câu 8: Chuỗi pôlipeptit có dạng xoắn lò xo hay dạng gấp nếp là cấu trúc của
prôtêin bậc mấy ?
a. Bậc 1 b. Bậc 2 c. Bậc 3 d. Bậc 4
Câu 9: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của
chúng là ?
a. Động năng và thế năng. b. Hoá năng và điện năng. c. Điện năng và thế năng. d. Thế năng và hoá năng
Câu 10: Chất nền của Lục lạp có màu sắc nào sau đây ?
a. Màu xanh b. Màu đỏ c. Màu da cam d. Không màu
Câu 11: Điều dưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua
màng tế bào là ?
a. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển.
b. Chất được chuyển từ nới có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. c. Tuân theo quy luật khuếch tán
d. Chỉ xảy ra ở thực vật, không xảy ra ở động vật.
Câu 12: Sự thẩm thấu là :
a. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng. b. Sự di chuyển của các phân tử đường qua màng. c. Sự di chuyển của các ion qua màng.
d. Sự di chuyển của các phân tử nước qua màng.
Câu 13: Enzim có bản chất là ?
a. Pôlisaccarit b. Mônôsaccarit c. Prôtêin
d. Phôtpholipit
Câu 14: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình Đường phân ?
a. Glucôzơ → Axit Piruvic + Năng lượng b. Glucôzơ → CO2 + Năng lượng c. Glucôzơ → Nước + Năng lượng d. Glucôzơ → CO2 + Nước
Câu 15 : Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp ?
a. ATP b. ADP c. NADH d. FADH2
Phần II: Tự luận (7đ) Câu 1: (1đ)
Câu 2: (1đ)
Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và kể tên các thành phần chính tham gia cấu trúc màng.
Câu 3: (2đ)
Trình bày cơ chế tác dụng của Enzim. Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: (2đ)
Nếu đặt 1 tế bào thực vật và 1 tế bào động vật vào môi trường nhược trương so với tế bào thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích ?
Câu 5: (1đ)
Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào ?
….Hết…
ĐÁP ÁN
Môn: Sinh học 10 (cơ bản) Đề 1: Phần 1: Trắc nghiệm (0,2đ/câu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án c b c b d d d b d a d a c a a Phần 2: Tự luận Câu 1: 1đ - Thành phần chủ yếu là thực vật. (0,25đ)
- Điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước,... (0,25đ) - Có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. (0,25đ) - Cung cấp lương thực, nguyên liệu, dược liệu cho con người. (0,25đ)
Câu 2: 1đ
- Mô hình cấu trúc hóa học của phân tử ATP. (0,5đ) - Các thành phần: 1 phân tử đường ribôzơ, 1 phân tử bazơ nitơ, 3 nhóm
phôtphat. (0,5đ)
Câu 3: 2đ
- Nước gồm: 1 nguyên tử Ôxi, 2 nguyên tử Hiđrô. (0,25đ) - Các nguyên tử: liên kết bằng liên kết cộng hóa trị. (0,25đ) - Đôi electron chung bị kéo lệch về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân
cực. (0,5đ)
- Vai trò:
+ Là thành phần cấu tạo và dung môi hòa tan các chất. (0,25đ) + Là môi trường của các phản ứng sinh hóa. (0,25đ) + Chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, không có nước tế bào không thực hiện được phản
ứng chuyển hóa để duy trì sự sống. (0,5đ)
Câu 4: 2đ
- Co cơ liên tục → tăng cường hô hấp tế bào → không đủ O2 để tạo ATP → tế bào sử dụng quá trình lên men để tạo ATP, gây hiện tượng tích lũy axit lactic trong tế bào → hiện tượng đau mỏi cơ → không thể tiếp tục co cơ.
(1,5đ)
Câu 5: 1đ
- Khái niệm nhập bào. (0,25đ)
- Cơ chế:
+ Khi “thức ăn “ tiếp xúc với màng tế bào thì màng tế bào lõm vào bao lấy đối
tượng. (0,25đ)
+ Nuốt đối tượng vào trong tế bào. (0,25đ)
+ liên kết với lizôxôm để tiêu hóa đối tượng. (0,25đ) ...Hết....
ĐÁP ÁN
Môn: Sinh học 10 (cơ bản) Đề 2: Phần 1: Trắc nghiệm (0,2đ/câu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án c b d d b c b b a d c d c a a Phần 2: Tự luận Câu 1: 1đ Giới Thực vật Giới Động vật - Tự dưỡng. - Dị dưỡng. (0,25đ) - Sống cố định. - Có khả năng di chuyển. (0,25đ) - Cảm ứng chậm. - Phản ứng nhanh. (0,25đ) - Tế bào có vách xenlulôzơ. - Tế bào không có vách xenlulôzơ. (0,25đ)
Câu 2: 1đ
- Sơ đồ cấu trúc màng. (0,5đ)
- Các thành phần : prôtêin, phôtpholipit, colestêron,... (0,5đ)
Câu 3: 2đ
- Gồm:
Enzim + Cơ chất Enzim – Cơ chất (0,5đ) Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm. (0,5đ) Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. (0,25đ)
- Ví dụ: (0,75đ)
Câu 4: 2đ
- Tế bào động vật bị vỡ. (0,5đ)
- Tế bào thực vật căng lên nhưng không bị vỡ. (0,5đ) - Giải thích :
+ Tế bào động vật bị vỡ do nước từ bên ngoài thẩm thấu vào tế bào. (0,5đ)
+ Tế bào thực vật căng lên do nước thẩm thấu từ bên ngoài vào nhưng nhờ có vách xenlulôzơ cân bằng áp suất thẩm thấu. (0,5đ)
Câu 5: 1đ
- Quá trình hít thở của con người là hô hấp ngoài. (0,5đ) - Trao đổi O2 và CO2 với hô hấp tế bào. (0,5đ)
*****************************************************************