3. Phục vụ người bị TNLĐ
2.4. Cân đối thu chi quỹ BHXH.
Quỹ BHXH ở các nước không phải là quỹ tài chính tự cân đối thu chi. Mặc dù nguyên tắc hoạt động là cân bằng thu chi, vô vị lơị nhưng khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không thể bù đắp cho các khoản chi của quỹ. Việc cân đối thu chi quỹ BHXH luôn luôn phải có sự can thiệp của Chính phủ và được bù đắp thêm từ các nguồn khác.
Sự cân bằng thu, chi quỹ BHXH được thực hiện theo đẳng thức sau: = + + +
Với phương thức cân bằng thu chi như vậy, quỹ BHXH ở các nước thuộc khu vực tài chính Nhà nước, cụ thể là thuộc khu vực tài chính công. Trong các xã hội có nền kinh tế thị trường, quỹ BHXH là một quỹ xã hội, một trung gian tài chính vô vị lợi. Nó ra đời để khắc phục những thất bại, khiếm khuyết của kinh tế thị trường đối với các thành viên lao động trong xã hội.
Cơ chế quản lý quỹ BHXH Việt Nam được tổ chức thành ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo 3 cấp nên công tác thu chi cũng được phân cấp rõ ràng. Cụ thể đối với quản lý thu BHXH các tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại tỉnh. Còn ở huyện, BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại huyện. Đối với quản lý chi, BHXH các tỉnh chi BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu BHXH, BHXH huyện chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thuộc các đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu.
Việc thành lập BHXH Việt Nam để thực hiện quản lý quỹ tập trung về một mối có ý nghĩa to lớn, giải quyết được tình trạng quản lý lỏng lẻo, phân tán, hành chính quan liêu bao cấp trước đây, tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý sự nghiệp BHXH một cách rõ ràng, thiết lập được mối quan hệ giữa người lao động và cơ quan BHXH, tạo khả năng quản lý và thực hiện đúng quy định về các chế độ trợ cấp BHXH.
Kể từ ng y à đi v o hoà ạt động đến nay BHXH Việt Nam đã nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức, cán bộ, thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người tham gia v các à đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Tổ chức thu BHXH đạt kết quả cao, chi trả kịp thời đầy đủ cho các đối tượng hưởng.
Bảng 14: Tình hình thu chi BHXH do BHXH Việt Nam quản lý
(1996-2000)
Năm Số thu BHXH (tr.đ) Số chi BHXH (tr.đ) Số tiền (tr.đ) Tỉ lệ nợ với số chi % Tỷlệ so với số thu % Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với chi (%) 199 6 2569.733 4.788.607 383.150,1 8% 14,91 4.405.456 ,9 92 199 7 3.445.611 5.756.617, 9 593.525,1 10,31 17,22 5.163.092 ,8 89,69 199 8 3.875.956 5.880.095, 6 751.629,3 12,78 19,39 5.128.466 ,3 87,22 199 9 4.188.382 5.955.971 940.351,2 15,79 22,45 5.015.619 ,8 84,21 200 0 5.212.233 7.576.648,2 1.328.701 17,54 25,49 6.247.947,2 82,46 (Nguồn: Vụ BHXH)
Số liệu bảng 14 cho thấy thu BHXH đều tăng qua các năm, sở dĩ đạt được kết quả này là do sự ra đời của Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP, đây là một bước đổi mới, hoàn thiện thêm chính sách BHXH ở Việt Nam, theo điều lệ mới, mức đóng góp BHXH được nâng lên, sự quản lý BHXH tập trung đã đảm bảo, thúc đẩy thu phí kịp thời. BHXH Việt Nam đã có kế hoạch sát sao xuống tận từng cơ sở, buộc các cơ sở phải thực hiện quản lý sát sao từng đối tượng tham gia ở cơ sở mình. Mặt khác với hệ thống BHXH mới, các hoạt động BHXH được tiến hành một cách toàn diện, có kế hoạch, tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước đề ra, việc đề ra kế hoạch hợp lý cho phép các đơn vị BHXH cơ sở thực hiện tốt kế hoạch như đôn đốc kịp thời, động viên, tuyên truyền các đối tượng khác tham gia BHXH... Ngoài ra phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ, nhân viên ngành BHXH để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Kết quả đạt được những năm qua là số lao động tham gia BHXH và số thu BHXH ngày càng tăng lên mặc dù tình hình mới có nhiều tác động bất lợi đến công tác BHXH. Cụ thể năm 2000 số người tham gia BHXH tăng gấp...lần so với năm 1996 và theo đó là số thu tăng lên gấp 2 lần. Tuy nhiên, bên những kết quả đạt được cũng phải kể đến những mặt còn hạn chế trong công tác hoạt động BHXH như đối tượng tham gia còn hẹp, chưa mở rộng được, tình trạng nợ đọng BHXH đến năm 2000 số nợ đọng BHXH trong cả nước là 500 tỷ mà chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Đi đôi với thu BHXH ngày càng tăng thì chi BHXH cũng không ngừng tăng lên. Ngoài phần chi BHXH do quỹ đảm bảo thì phần do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi BHXH mặc dù số chi từ
ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm. Nguyên nhân, không những do đối tượng hưởng BHXH ngày càng tăng mà còn do nhiều nguyên nhân khác như đã được phân tích ở phần chi BHXH