3. Phục vụ người bị TNLĐ
BHXH CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Thông tin chỉ đạo Thông tin báo cáo
Sơđồ cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
* Quản lý ngiệp vụ quỹ BHXH 1. Quản lý thu BHXH
Việc tổ chức thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động được thực hiện trên địa bàn tỉnh, T.P trực thuộc Trung ương được phân cấp như sau:
Giám đốc BHXH tỉnh, T.P trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo BHXH quận huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) thu BHXH của tất cả các đơn vị, tổ chức, cơ quan của Trung ương và địa phương có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn của tỉnh. Công tác thu BHXH được phân cấp:
@. BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại tỉnh bao gồm:
- Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các đơn vị tổ chức quốc tế có trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 50 lao động trở lên. Trường hợp các huyện thuộc tỉnh không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới 50 lao động hoặc các đơn vị Trung ương, đơn vị thuộc tỉnh có số lao động không nhiều thì Giám đốc BHXH tỉnh quyết định việc phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể.
@. BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại huyện gồm:
- Các đơn vị thuộc các huyện trực tiếp quản lý.
- Các doanh nghiệp quốc doanh từ 10 lao động đến 50 lao động.
- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ theo quyết định phân cấp thu. Trường hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tượng thu BHXH tự nguyện đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động phải có báo cáo BHXH Việt Nam để trình hội đồng quản lý xem xét giải quyết.