MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN LKG VÀ HVG Bài 54 xét phép la

Một phần của tài liệu Tu liệu ôn thi ĐH-HSG (Trang 36 - 40)

IV. CÁCH XÁC ĐỊNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN

3. Ứng dụng nhận dạng kiểu gen củ aP khi biết tỷ lệ kiểu hìn hở đời con

MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN LKG VÀ HVG Bài 54 xét phép la

Bài 54. xét phép lai

P. AaBb x aabb

F1 42A-B- : 39aabb ; 10A-bb : 9aaB-

Hãy xác định quy luật di truyền và giải thích kết quả của phép lai trên. Viết kiểu gen của bố mẹ trong phép lai này.

Bài 55. Một phép lai ở loài thực vật giữa cây có hoa trắng – hạt trơn với cây hoa tím – hạt nhăn. F1 thu được đồng loạt các cây hoa tím – hạt trơn. Lai phân tích các cây F1 thu được thế hệ lai gồm:

208 cây hoa tím – hạt nhăn 193 cây hoa trắng – hạt trơn 47 cây hoa tím – nhạt trơn 52 cây hoa trắng – hạt nhăn

Xác định tỷ lệ kiểu hình của các cây thế hệ F2 nếu cho F1 tự thụ phấn trong các trường hợp sau a. hoán vị gen xẩy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái

b. hoán vị gen chỉ xẩy ra ở quá trình phát sinh giao tử cái

Bài 56. Ở chuột gen đồng màu (không đốm) A là trội hoàn toàn so với gen đốm a; gen lông ngắn B trội hơn gen lông dài b. Lai chuột cái dị hợp tử về cả hai gen trên với con đực đồng hợp tử lặn, thu được.

75 lông đốm – dài 66 đồng màu – ngắn 10 đồng màu – dài 7 lông đốm – ngắn

a. hai gen trên có liên kết với nhau không?

b. xác định trật tự sắp xếp các gen trên NST ở chuột cái c. nếu các gen liên kết xác định khoảng cách giữa các gen

Bài 57. Một cây có kiểu gen

ab AB

được lai phân tích với cây có kiểu gen

ab ab

. Nếu hai locut cách nhau 10cM, hãy xác định tỷ lệ các cây có kiểu gen ABab ?

Bài 58. Cho khoảng cách giữa các gen (cM) như sau, lập bản đồ các gen đó O – R 3 R – A 13 R – G 5

M – R 7 G – A 8 O – G 8 M – G1 2 G – N 10 O – N 18

(M 4 O 3 R 5 G 8 A 2 N)

Bài 59. Xét 3 gen liên kết theo trật tự sau A 30 B 20 D

Nếu một thể dị hợp tử cả 3 cặp gen aBdAbD được lai với abdabd thì tỷ lệ các kiểu hình theo lý thuyết là bao nhiêu? Giả sử tần số của các cá thể có trao đổi chéo kép là tích các tần số trao đổi đơn (không có nhiễu)

Bài 60. Vẽ bản đồ di truyền dựa vào các tần số tái tổ hợp (%) giữa các gen như sau c và b: 9 d và e: 10 a và b: 3 b và d: 12

a và f: 7 c và f: 13 f và d: 8 a và e: 25 Bản đồ di truyền như sau

c……..6….a…3..b….4…f……….8…d………….10…….e

ta bắt đầu với các gen có khoảng cách xa nhất: a…e: 25. Vì a và f cách nhau 7cM nên ta có thể đặt f giữa a và e.

gen d có thể nằm ở hai phía của f theo thứ tự a f d e.hoặc a d f e. Vì f cách d 8cM và d cách e 10cM nên trật tự đó phải là a f d e. Vì vậy trật tực các gen như sau

a 7 f 8 d 10 e

Vì d cách d 12cM và a cách b 3cM nên a 3 b 4 f 8 d 10 e

c cách f 13cM nên c nằm cách a 6 6 cM để c cách b 9cm. Vì vậy ta được bản đồ di truyền như trên

Bài 61 Lai hai thứ lúa thuần chủng cây thấp – hạt dài với cây cao – hạt tròn, người ta thu được toàn bộ cây F1 cao – tròn. Cho các cây F1 giao phấn với nhau được F2 gồm

5900 cây cao – tròn 1600 cây cao – dài 1600 cây thấp – tròn 900 cây thấp – dài

Hãy biện luận tìm quy luật di truyền của các tính trạng trên và lập sơ đồ lai

Bài 62. Cho các cây lúa thân cao – hạt tròn lai với nhau được thế hệ lai gồm 65% cây cao – hạt tròn

10% cây cao – hạt dài 10% cây thấp – hạt tròn 15% cây thấp – hạt dài

Kết quả phép lai trên được giải thích như thế nào? Lập sơ đồ lai.

Bài 63. Lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao – hạt tròn với cây thấp – hạt dài được F1 toàn cây cao – hạt dài. Khi cho F1 giao phấn với nhau được thế hệ lai gồm 3000 cây phân ly thành 4 nhóm kiểu hình trong đó kiểu hình thấp – tròn có 120 cây.

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Giải thích kết quả thu được.

Bài 64. Xét có thể có 3 cặp gen lặn liên kết với nhau:

abd abd

cùng nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai của ruồi giấm. Khoảng cách giữa 3 gen như sau

…a……….15cM…………b……….7cM…….d…

Nếu lai con cái aBDAbd với con đực abdabd . Cho CC = 0.6. Hãy tính tần số các lớp kiểu hình.

Bài 65. Hai locut D và E cách nhau 35 đơn vị bản đồ. Nếu một cây có kiểu gen DEde tự thụ phấn xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai.

Bài 66. Cho lai giữa lúa thân cao – hạt gạo đục với nhau được thế hệ lai gồm 18000 cây với 4 nhóm kiểu hình khác nhau, trong đó có 4320 cây thân cao – hạt gạo trong. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nếu có hoán vị cả hai bên thì tần số như nhau.

a. tính tỷ lệ phần trăm cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình bằng bao nhiêu? b. Hãy cho biết số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn bằng bao nhiêu

Bài 67. Ruồi giấm thân đen, mắt đỏ lai với ruồi thân nâu,mắt tím thu được F1 100% thân nâu,mắt đỏ. F1 giao phối với nhau thu đuợc F2 có tỉ lệ

650 thân nâu mắt đỏ 320 thân đen mắt đỏ 325 thân nâu mắt tím

Giải thích và viết sơ đồ lai

Bài 68. Khi cho hai cá thể F1 đều dị hợp hai cặp gen và có kiểu hình hạt tròn – màu trắng lai với nhau. Thế hệ lai phân li theo tỷ lệ

54% hạt tròn – trắng 21% hạt tròn – tím 21% hạt dài – trắng 4% hạt dài – tím

Biết mỗi tính trạng do một gen quy định, trội hoàn toàn và nếu có hoán vị gen xẩy ra cả hai bên thì tần số như nhau. Hãy xác định các trường hợp có thể xẩy ra và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp đó.

Bài 69. Khi cho F1 dị hợp hai cặp gen kiểu hình hạt tròn – trắng lai với nhau được F2 gồm 4 kiểu hình trong đó kiểu hình hạt tròn – trắng chiếm tỷ lệ 54%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng trội hoàn toàn. Xác định các trường hợp có thể xẩy ra và nếu có hoán vị gen hãy xác định miền nghiệm của tần số hoán vị gen.

Bài 70. Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài người ta thu được F1 có tỷ lệ như sau 70% cây cao – hạt tròn

20% cây thấp – hạt bầu dục 5% cây cao – hạt bầu dục 5% cây thấp – hạt tròn

Biện luận viết sơ đồ lai? Biết rằng mỗi tính trạng trên do 1 gen quy định.

Bài 71. Ở cà chua A = thân cao; a = thân thấp B = quả tròn; b = quả bầu dục

Tiến hành hai phép lai riêng rẽ giữa hai cây cà chua đều có thân cao – quả tròn với cây cà chua thân thấp – quả bầu dục. Kết quả phân tích kiểu hình ở thế hệ lai nhận được từ hai phép lai trên cho thấy bên cạnh hai kiểu hình của các cây bố mẹ còn xuất hiện hai nhóm kiểu hình mới là thân cao – quả bầu dục và thân thấp – quả tròn. Mỗi kiểu hình mới đó chiếm tỷ lệ 10% ở phép lai thứ nhât và 40% ở phép lai thứ hai.

a. Phép lai này có tên gọi là gì? Trình bày nội dung của phép lai đó b. Biện luận để xác định kiểu gen của thế hệ bố mẹ

Bài 72. Hai loài sinh vật có kiểu gen như sau: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen

ab AB

.

a. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về kiểu gen của hai loài b. Làm thế nào để nhận biết kiểu gen mỗi loài?

Giải:

a. Đặc điểm chung và riêng của hai kiểu gen trên * Đặc điểm chung

- Chứa hai cặp gen dị hợp, thành phần gen như nhau

- Khi phát sinh giao tử đều cho tối đa bốn loại giao tử, thành phần gen trong mỗi loại giao tử như nhau

- Là cơ thể lưỡng bội có ưu thế lai cao, có tính di truyền không ổn định - Có tính phổ biến trong tự nhiên

* Đặc điểm riêng của từng kiểu gen

Kiểu gen AaBb Kiểu gen

ab AB

- Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau, phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên tạo nên 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau

- Mỗi cặp gen có thể chi phối sự hình thành một tính trạng biểu hiện theo quy luật di truyền trội lặn hoàn toàn. Cả hai cặp gen di truyền theo quy luật PLĐL tạo ra 4 nhóm kiểu hình với 9 nhóm kiểu gen

- Hai cặp gen không alen có thể chi phối 1 tính trạng theo quy luật tương tác gen

- Mỗi cặp gen có thể di truyền theo quy luật di truyền đa hiệu

- Lai thuận lai nghịch kết quả như nhau

- Hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li phụ thuộc vào nhau. Nếu liên kết hoàn toàn tạo ra hai loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. Nếu có hoán vị gen tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

- Mỗi cặp gen chi phối sự hình thành một tính trạng biểu hiện theo quy luật trội lặn hoàn toàn. Di truyền theo quy luật liên kết gen tạo ra 2 nhóm kiểu hình. Di truyền theo quy luật hoán vị gen tạo ra 4 nhóm kiểu hình

- Lai thuận và lai nghịch kết quả có thể thay đổi

b. Muốn phân biệt kiểu gen của mỗi loài có hai phương pháp cơ bản

* Cho tự thụ phấn đối với từng kiểu gen rồi căn cứ vào tỷ lệ phân li ở thế hệ lai mà xác định kiểu gen đó thuộc loại nào

* Cho cơ thể đó lai phân tích

Bài 73. Các gen A, B và D cùng nằm trong một nhóm liên kết. Tần số trao đổi chéo giữa A và D là 7.4% ; giữa B và D bằng 2.9%

a. Xác định vị trí 3 gen A, B và D trên bản đồ nhiễm sắc thể? Biết khoảng cách giữa A và B là 10.3%

b. Vị trí các gen A, B và D sẽ như thế nào nếu tần số trao đổi chéo giữa A và B là 4.5%

Một phần của tài liệu Tu liệu ôn thi ĐH-HSG (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w