- Tinh luyện bằng khí: Nấu chảy 1/3 mẽ liệu rồi cho hợp kim phụ và phần còn lại của mẽ liệu vào lò Khuấy đều rồi thổi khí clo (hoặc NB 2B ) vào kim loại lỏng, khoảng 5 ữ
a/ Kết cấu khuôn
Khuôn kim loại để đúc d−ới áp lực th−ờng gồm hai nửa, một nửa khuôn cố định và một nửa khuôn di động. Lõi kim loại có nhiều mảnh ghép với nhau nh− đúc trong khuôn kim loại. Ngoài ra, còn có chốt đẩy vật đúc, hộp để kẹp khuôn và các chi tiết phụ khác nh− đinh tán, bulông kẹp... Khi thiết kế khuôn cần chú ý:
- Vật đúc cần phân bố trong một nửa khuôn để dễ chế tạo khuôn và không bị sai lệch do lắp khuôn gây ra.
- Vị trí vật đúc trong khuôn cần đảm bảo dễ lấy ra khỏi khuôn và khi lấy đồng thời đẩy đ−ợc vào các phần của vật đúc để tránh biến dạng.
- Số l−ợng vật đúc trong khuôn cần đảm bảo kim loại dễ điền đầy khuôn. Các chi tiết đúc cần đều nhau về khối l−ợng, kích th−ớc để đảm bảo kết tinh cùng một lúc, tránh các khuyết tật đúc (co, nứt).
- Đảm bảo dễ tách lõi khỏi vật đúc, muốn vậy h−ớng rút lõi cần bố trí thẳng góc với mặt phân khuôn.
- Đảm bảo dẫn kim loại vào khuôn dễ và đầy đủ, dễ tách vật đúc khỏi khuôn. H−ớng của dòng kim loại dẫn vào khuôn cần tránh thẳng góc với nửa khuôn động vì sẽ làm cho khuôn không vững và dễ rỗ khí.
- Đảm bảo thoát khí khỏi khuôn dễ dàng. Muốn vậy, ngoài việc khí thoát qua mặt phân khuôn, qua khe hở giữa chốt đẩy và khuôn ng−ời ta còn làm thêm các rãnh thoát khí dọc theo mặt phân khuôn. Bề sâu các rãnh này khoảng 0,07mm đối với vật đúc thiếc, chì; 0,1mm đối với kẽm, magiê; 0,2mm đối với nhôm, đồng.
- Khuôn cần đ−ợc gia công chính xác, mặt phân khuôn cần mài nhẵn.