Tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 59 - 60)

III. NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRAĐỐIVỚI FDI ỞNƯỚCTA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

7. Tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoà

tư trực tiếp nước ngoài

7.1. Khủng hoảng tiền tệ của các nước Châu Á

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệở các nước Châu Á khởi đầu từ Thái Lan vào tháng 7/1997 và sau đó như một phản ứng dây chuyền lan rộng ra các nước láng giềng, phủ bóng đen lên hầu hết các nền kinh tế trong khu vực, làm cho kinh tế nhiều nước vùng Đông vàĐông Nam Á bịảnh hưởng nặng nề trên các khía cạnh, thể hiện:

- Tốc độ tăng trưởng bị giảm sút : Khu vực Đông Nam Á trong suốt thập niên qua có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (9-10% năm) nhưng do bịảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh: năm 1997, Thái Lan giảm còn 0,6%, Malaixia 7,5%, Philippin 4,5%, Inđônêxia 3%, Hàn Quốc 6%, Nhật Bản 1,1%... - Đồng tiền bị giảm giá :

Sự sụt giá các đồng tiền của khu vực có thể thấy qua bảng số liệu dưới đây. Ta thấy ngay cảđồng Yên Nhật cũng bị mất giá liên tục so với đồng đôla Mỹ: đầu năm 1997, 1USD = 100 Yên đến tháng 8/1998, 1USD = 143 Yên, mất giá 43%.

Tỷ giá một sốđồng tiền khu vực trong năm 1997

Tỷ giá 12.1996 9.1.1998 Thái Lan 26,63 53,55 Malaixia 2528 4625 Inđônêxia 2362 8075 Philippin 26,30 44,65 Hàn Quốc 885 1740

- Hàng vạn doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lớn : tỷ lệ thất nghiệp trong năm 1997 và nửa đầu năm 1998 lên đến gần 30% tổng số người trong độ tuổi lao động.

- Thị trường chứng khoán chao đảo, rối loạn : Hệ thống ngân hàng suy yếu, một số công ty chứng khoán bị phá sản, chỉ số chứng khoán ở nhiều nước bị giảm sút.

Chỉ số giá chứng khoán của một số nước Châu Á

Chỉ số 12.1996 9.1.1998 Thái Lan 831,57 349,67 Malaixia 1237 491,6 Inđônêxia 637,43 342,97 Philippin 3170 1518 Hàn Quốc 651,22 440,78

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tính hấp dẫn thu hút vốn FDI của khu vực bị giảm sút : sự khủng hoảng về kinh tế, tài chính kéo theo sự bất ổn về chính trị, làm cho tính rủi ro của môi trường đầu tư tăng cao, tốc độ thu hút vốn đầu tư bị chậm lại.

- Sự khủng hoảng tài chính-tiền tệ kéo theo ảnh hưởng đến hoạt động chính trị sâu sắc : những cuộc bãi công, đình công nổ ra ở nhiều nước, thất nghiệp, mức sống

Một phần của tài liệu CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w