cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhàđầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dựán đầu tưđã trở thành “cầu nối”, làđiều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhàđầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mà chủ yếu là các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước NICs. Với sự giúp đỡ thông qua uy tín và hệ thống marketing sẵn có của các nhàđầu tư nước ngoài, các hàng hóa xuất khẩu của chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn.
Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng 24% so với năm 1999. Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP giai đoạn 1991-1999 cho thấy xu thế mở cửa của nền kinh tế
Việt Nam ngày càng gia tăng. Đến năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu so với GDP đạt mức 40,7%.
Bảng 14: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu (triệu USD) 2581 2985 4054 5449 7256 9145 9361 11540 14308 Xuất khẩu s o G D P ( % ) 26,1 23,3 26,1 26,3 29,5 35 34,3 40.7 _ Tốc độ tăng trưởng (%) 23,7 15,7 35,8 34,4 33,2 26,6 1,9 23,3 24
Nguồn : Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Viện chiến lược phát triển
Nhờ có những lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn tốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước. Năm 1996, KNXK của các doanh nghiệp FDI tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5%. Số liệu tương ứng của năm 1997 là: 127,7%; 26,6% và 14%; của năm 1998 là: 10,7%; 2,4% và 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23% và 21,1%. Về số tuyệt đối, KNXK của các doanh nghiệp FDI đã tăng một cách đáng kể qua các năm. Nếu năm 1991 đạt 52 triệu USD, năm 1995 đạt 445 triệu USD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD thì năm 1999 đạt 2590 triệu USD và năm 2000 đạt tới 3320 triệu USD. Như vậy, KNXK của các doanh
nghiệp loại này đạt được trong năm 2000 gấp 7,4 lần của năm 1995 và gần bằng 64 lần của năm 1991.
Dưới đây là số liệu về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI :
Năm 92 93 94 95 96 97 98 99
Tóc độ tăng(%) 115 129 37 25 79 128 11 30
Nguồn : Vụ Quản lý dựán - Bộ KH-ĐT
Về số tương đối, tỷ trọng KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tổng KNXK của cả nước đang có xu hướng tăng lên. Năm 1992 chiếm 4,3%, năm 1996 chiếm 12,7% vàđến năm 2000 đã chiếm 23,2% tổng KNXK của cả nước.
Bảng 15: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu (triệu USD) 112 269 352 445 920 1790 1982 2590 3320 So với cả n ư ớ c ( % ) 4,3 9 8,7 8,1 12,7 19,6 21,2 22,4 23,2 Nguồn : Vụ Quản lý dựán - Bộ KH-ĐT
Theo số liệu của Vụ quản lý dựán đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH-ĐT, trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh VietsoPetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các nhàđầu tư công nghiệp nhẹ là lớn nhất (3 tỷ USD), tiếp đến là các nhàđầu tư công nghiệp nặng (gần 2,3 tỷ USD), sau đóđến công nghiệp thực phẩm (405 triệu USD), nông lâm nghiệp (325 triệu USD), dầu khí (101 triệu USD) và thủy sản (67 triệu USD). Ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN so với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở chỗ chúng chủ
yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó có nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bản mạch in điện tử, máy thu hình, video...
Như vậy, các doanh nghiệp ĐTTTNN đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Kết quảđáng khích lệđó một phần do nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, một phần do chính sách Nhà nước ngày một thông thoáng nhằm khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI tham gia sản xuất và xuất khẩu. Khoảng gần 2/3 số dựán mới cấp phép trong hơn một năm nay làđầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vàđều gắn với mục tiêu xuất khẩu ít nhất từ 50% sản phẩm trở lên. Điều đó báo hiệu khả năng gia tăng xuất khẩu của nước ta nói chung, của khu vực doanh nghiệp FDI nói riêng trong những năm tới.
Tuy nhiên phải thấy rằng nếu không kể xuất khẩu dầu khí thì tỷ trọng xuất khẩu qua các dựán FDI so với tổng kim ngạch xuất khẩu còn khá bé, chứng tỏ các nhàđầu tư vẫn tập trung vào các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu nhiều hơn là hướng về xuất khẩu. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng phát triển năng lực xuất khẩu của nền kinh tếđểđưa nước ta ngày càng hòa nhập với kinh tế khu vực và thế giới.