III. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 1 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại NASB trong thời gian qua.
7. Minh họa nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.
phần Bắc Á.
Tên dự án : dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Thái An. Giới thiệu về chủ đầu tư : Công ty cổ phân thủy điện Thái An.
Công ty cổ phần thuỷ điện Thái An có tư cách pháp nhân, giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 13/01/2000..
Địa chỉ của trụ sở chính : Khu chung cư Hà Trung, phường Quang Trung, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm có: Sản xuất kinh doanh điện năng, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình điện trung, hạ áp và trạm biến áp đến 35KV, kim loại màu, khai thác khoáng sản, kim loại màu, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, dịch vụ thương mại.
Mục tiêu trước mắt là đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện Thái An tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Công ty cổ phần thuỷ điện Thái An được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật. Trong đăng ký kinh doanh của công ty có thể hiện rõ công ty được phép làm chủ đầu tư xây dựng quản lý các công trình thuỷ điện.
Như vậy, có thể đánh giá công ty có đủ năng lực pháp lý để xây dựng và vận hành nhà máy thuỷ điện Thái An, hồ sơ pháp lý đầy đủ, đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng.
- Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Thái An và nhu cầu vay vốn. Tên dự án: Công trình thuỷ điện Thái An.
Địa điểm đầu tư: Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Chủ đầu tư: Công ty thuỷ điện Thái An.
Hình thức đầu tư: Xây dựng mới đồng bộ, hoàn chỉnh.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Phương thức cho vay: Tài trợ dự án.
Công suất lắp máy: 82MW Công suất đảm bảo: 13,5MW. Sản phẩm chính: Điện năng.
Điện năng trung bình một năm: 375,5x106KWh. Tổng vốn đầu tư cho dự án : 1.689.818 triệu đồng.
Trong đó: Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn tự huy động: 489.689 triệu đồng chiếm gần 29% tổng vốn đầu tư.
Vốn vay Ngân hàng: 1.200 tỷ đồng. Chiếm 71% tổng vốn đầu tư.
Nhu cầu vay vốn của khách hàng:
Số tiền xin vay: 1.200.000 triệu đồng. Thời hạn xin vay: 12 năm.
7.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án.
Tỉnh Hà Giang có điều kiện tự nhiên rất phức tạp, nhiều đồi núi, sông, suối. Nguồn thủy năng đó rất phù hợp với việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Xác định rõ những tiềm năng hiện có, đồng thời để phát huy hết năng lực về nguồn vốn cũng như khả năng hoạt động kinh tế của mình, công ty cổ phần thủy điện Thái An đã thành lập dự án xây dựng nhà máy thủy điện Thái An và được UBND tỉnh chấp nhận cho thực hiện dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Thái An tại Tỉnh Hà Giang có nhiệm vụ sản xuất điện năng và cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia thông qua đường dây 110 Kv thủy điện Thái An - TBA 110 KV Hà Giang. Hàng năm nhà máy sản xuất một lượng điện bình quân 357 triệu KWh để cung cấp cho hệ thống.
Phần này thì cán bộ thẩm định đã tham khảo quy hoạch phát triển ngành, đây là văn bản quan trọng mang tính định hướng trong việc phát triển ngành điện, do vậy cán bộ thẩm
định nêu được dự án mà ngân hàng đang thẩm định nằm trong quy hoạch phát triển ngành là rất tốt.
7.2. Thẩm định về thị trường. 7.2.1.Nhu cầu của thị trường.
Theo các nhà chuyên môn đánh giá thì Hà Giang là tỉnh có tiềm năng thủy điện. Chỉ tính riêng hai con sông Miện và Nho Quế đã có tổng lượng điện năng kỹ thuật có thể khai thác là 1.200 triệu KWh. Sông Miện có trữ năng lý thuyết khoảng 720 đến 820 triệu KWh và trữ năng kỹ thuật hơn 550 đến 650 triệu KWh, với công suất lắp máy khoảng 120 MW. Theo số liệu hiện có, tỉnh Hà Giang có 11 trạm thủy điện nhỏ công suất từ 40 KW đến 1600 KW và khoảng 3000 đến 5000 chiếc máy thủy điện cực nhỏ. Để dự phòng và chạy bù vào mùa kiệt trong toàn tỉnh có 8 trạm Diesel gồm 11 máy với công suất đạt 1.420 KW trong đó có công suất khả dụng 895 KW. Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho tỉnh tăng từ 8 triệu KWh năm 1995 lên tới 45,2 triệu KWh năm 2002, bình quân tăng 22%/năm, và đến năm 2005 là 64,1 triệu KWh. Như vậy, để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo phương hướng của tỉnh, trong chiến lược phát triển dài hạn, nhằm để tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ trong GDP hàng năm của tỉnh, tỉnh ta đã có nhiều biện pháp thiết thực như khuyến khích mở rộng đa ngành nghề các loại hình sản xuất công nghiệp và dịch vụ của tỉnh, tăng cường hợp tác và mở rộng trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua cửa khẩu với tỉnh bạn Trung Quốc, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển kinh tế trong đó có việc đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh...
7.2.2. Dự báo nhu cầu điện năng.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17%/năm (phương án cơ sở), 20%/năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22%/năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên. Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý, có hiệu quả các
nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó là phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định.
Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện.
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định.
Tính toán giá mua - bán điện theo hướng thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nguồn điện.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.
Bộ Công nghiệp căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ban hành kèm theo quyết định này là danh mục các dự án điện sẽ đi vào vận hành. Theo đó năm 2007 sẽ đưa vào hệ thống thêm 2.096 MW, 2008 là 3.721MW, 2009 là 3.393 MW, 2010 là 4.960 MW, năm 2011 là 5.401 MW, 2012 là 6.554 MW, 2013 là 7.309 MW, 2014 là 7.177 MW và 2015 là 7.722 MW...
Tính đến giữa tháng 3, Công ty Xây dựng số 1 (đơn vị nhận thầu xây dựng đập dâng nước của Thủy điện Thái An) đã đổ bê tông vai trái đập từ cao trình 384 lên cao trình 387, với khối lượng 1.118m3bê tông. Theo thiết kế, đập dâng nước có chiều rộng 26m, chiều dài 43m, cao 47m (tính từ đáy đập). Hiện nay, đập dâng nước đã ở độ cao 3m. Với hạng mục này, chủ đầu tư và nhà thầu quyết tâm sẽ thi công đạt 10.000 m3 bê tông trước mùa mưa lũ (từ nay đến tháng 6.2008). Đến nay, nhà thầu đã thi công đào 500 m3đất đá đường vai phải của đập, đánh nhám, tẩy rửa 400 m2 khối bê tông từ mặt cắt 51 – 70; ghép cốt pha, chuẩn bị vật liệu đổ khối đổ thứ 2 của mặt cắt này với khối lượng 400m3bê tông. Cùng với hạng mục đổ bê tông đập dâng nước, Công ty Xây dựng số 1 cũng tiến hành đào cửa nhận nước được hơn 1.000 m3 đất đá, đổ bê tông cốt thép, mở xong cửa hầm nhận nước. Tuyến năng lượng và khu vực nhà máy do Công ty TNHH Xây dựng và lắp đặt thủy điện Triết Giang đảm nhiệm. Đường hầm tuyến năng lượng của Thủy điện Thái An có chiều dài khoảng 4 km, từ đập dâng nước đến khu vực nhà máy. Đường hầm sẽ được đào xuyên qua núi, yêu cầu phải có thiếtbị hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, kinh nghiệm thi công mới đảm bảo độ chính xác cũng như tiến độ thi công chung của công trình. Để thực hiện được tuyến hầm năng lượng, Công ty TNHH Xây dựng và lắp đặt thủy điện Triết Giang đã mở 3 đường hầm phụ ở các điểm khác nhau trên trục đường hầm năng lượng để thi công, mỗi đường hầm phụ có chiều dài từ 120m đến 170m. Hiện nay, cửa hầm phụ số 1 đã đưa được 2 máy nén khí, kéo đấu nối điện 0.4 kv vào đến cửa hầm phục vụ thi công; đang tập kết vật liệu để đổ bê tông vòm cửa hầm. Cửa hầm phụ số 2 đang tiến hành gia công cốt thép chuẩn bị đổ bê tông; thiết kế kỹ thuật mở cửa hầm phụ số 3. Công ty TNHH Xây dựng và lắp đặt thủy điện Triết Giang còn đảm nhiệm san ủi mặt bằng nhà máy, mặt bằng trạm tăng áp. Hiện nay, 2 hạng mục trên đã thi công xong, xây xong kênh dẫn dòng có chiều dài 190m. Thời điểm này, công ty đang thi công phần móng của nhà máy. Theo thiết kế, móng của nhà máy có độ sâu 9m, đây cũng là một hạng mục quan trọng cần có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao.
Với những nỗ lực của chủ đầu tư, nỗ lực của các nhà thầu, có thể nói Thủy điện Thái An đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Theo kế hoạch, đến quý IV. 2009 tổ máy số 1 của nhà máy sẽ đi vào hoạt động là điều hết sức khả thi.
7.4. Thẩm định về tổ chức điều hành của dự án
Dự án do Công ty cổ phần thủy điện Thái An làm chủ đầu tư.Với đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề, dày dạn kinh nghiệm, hai nhà thầu đã thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công các hạng mục của công trình.
7.5. Thẩm định tài chính dự án .
Bảng 1.6 : Cân đối tài chính của doanh nghiệp.
Đơn vị: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Tài sản 660.357 710.562 790.456
I.TSLĐ và ĐTNH 280.256 276.567 275.023 Tiền
Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSLĐ khác 56.230 95.345 120.561 8.120 64.230 102.565 100.421 9.351 69.234 109.982 95.510 297 II. TSCĐ và ĐTDH 380.101 433.995 515.433 - TSCĐ