MỤC TIÊ U: Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu Phép cộng, phép trừ trong các phạm vi (Trang 65 - 73)

Giúp học sinh :

- Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ

- Bước đầu có nhiều hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Mặt đồng hồ, các tranh vẽ của các bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn Định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ Gọi 3 học sinh đọc số giờ đúng trên mặt đồng hồ của giáo viên treo trên bảng + Gọi 3 em lên chỉnh kim đồng hồ chỉ 8 giờ, 11 giờ, 3 giờ

+ cả lớp nhận xét, giáo viên sửa sai. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

Mt: Học sinh biết xem giờ đúng trên đồng hồ

- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài - Cho học sinh mở Sách giáo khoa .

• Bài 1 : Viết theo mẫu

- Cho học sinh đọc mẫu kim ngắn chỉ số 3 kim dài chỉ số 12 là 3 giờ đúng

- Giáo viên nhận xét sửa sai chung

• Bài 2 : Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ đúng giờ

- Học sinh lặp lại tên bài học - Học sinh nêu yêu cầu bài tập

- Học sinh tự quan sát các hình vẽ tiếp theo và làm bài vào phiếu bài tập ( trong vở Bài tập )

- 4 học sinh lên bảng sửa bài -Cả lớp nhận xét

- Học sinh nêu mẫu

- Học sinh tự vẽ kim ngắn thêm vào mặt đồng hồ chỉ số giờ đã cho

-Giáo viên sửa sai chung

• Bài 3 : Nối tranh với đồng hồ thích hợp -Buổi sáng : Học ở trường lúc 10 giờ

-Buổi trưa : ăn cơm lúc 11 giờ - Buổi chiều : học nhóm lúc 3 giờ - Buổi tối : nghỉ ở nhà lúc 8 giờ

• Bài 4 :

- Hướng dẫn học sinh phán đoán được vị trí hợp lý của kim ngắn chẳng hạn nhìn vào tranh thấy lúc đó mặt trời đang mọc thì có thể người đi xe máy bắt đầu đi từ lúc 6 giờ sáng ( Hoặc 7 giờ sáng ) tương tự khi về đến quê có thể là 10 giờ sáng hoặc 11 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều

- Học sinh có thể nêu các giờ khác nhau nhưng học sinh cần nêu các lý do phù hợp với vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ

- Giáo viên quan sát , nhận xét tuyên dương học sinh làm bài và lý giải tốt

- Cả lớp nhận xét.

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập

- Học sinh nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng

- Học sinh đọc bài toán : Bạn An đi từ thành phố về quê. Vẽ thêm kim ngắn thích hợp vào mỗi đồng hồ

- Học sinh tự làm bài vào sách Giáo khoa bằng bút chì mờ

4.Củng cố dặn dò :

- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt . - yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập

- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Luyện tập 5. Rút kinh nghiệm :

TUẦN :

Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP

Ngày Dạy :

I. MỤC TIÊU :

Giúp học sinh củng cố về :

- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ

- Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ - Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Bảng phụ ghi các bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :1.Ổn Định : 1.Ổn Định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ 3 học sinh đọc số giờ trên mặt đồng hồ giáo viên treo trên bảng : 7 giờ, 12 giờ, 6 giờ. + 3 học sinh lên bảng vẽ thêm kim ngắn vào đồng hồ để có : 5 giờ, 9 giờ, 1 giờ.

+ Cả lớp nhận xét bài của bạn, giáo viên sửa bài chung. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới

3. Bài mới :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

Mt: Học sinh biết xem giờ đúng trên mặt đồng hồ .

- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài - Cho học sinh mở Sách giáo khoa .

• Bài 1 : Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng

- 3 học sinh lặp lại đầu bài - Học sinh mở Sách giáo khoa - Học sinh nêu yêu cầu bài tập

- Học sinh tự làm bài vào Sách Giáo khoa - 1 học sinh lên bảng sửa bài

- Giáo viên hỏi lại học sinh cách xem giờ đúng trên mặt đồng hồ

-Nhận xét sửa bài

• Bài 2 : Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ các giờ đã cho

-Giáo viên nhận xét, kiểm tra bài làm của học sinh tuyên dương học sinh làm nhanh, đúng .

• Bài 3 : Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp ( theo mẫu )

- Giáo viên treo bảng mẫu lên bảng

- Giáo viên nhận xét sửa sai chung

- Em đi học lúc 7 giờ ( Nối với đồng hồ chỉ 7 giờ ) - Em học xong buổi sáng lúc 11 giờ ( Nối với mặt đồng hồ chỉ 11 giờ)

- Em học buổi chiều lúc 2 giờ ( Nối với mặt đồng hồ chỉ 2 giờ )

- Em tưới hoa buổi chiều lúc 5 giờ ( Nối với mặt đồng hồ chỉ 5 giờ )

- Em đi ngủ lúc 9 giờ ( Nối với mặt đồng hồ chỉ 9 giờ )

- Học sinh nêu yêu cầu bài

- Học sinh sử dụng đồng hồ mô hình trong bộ thực hành học sinh

- Học sinh lần lượt quay kim chỉ a) 11 giờ , 5 giờ , 3 giờ , 6 giờ

b) 7 giờ , 8 giờ, 10 giờ , 10 giờ , 12 giờ - Học sinh đọc mẫu

- Học sinh tự làm bài bằng bút chì mờ - 1 em lên bảng nối đúng

4.Củng cố dặn dò :

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt . - Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập toán - Chuẩn bị cho bài hôm sau : Luyện tập chung

Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG

Ngày Dạy :

I. MỤC TIÊU :

Giúp học sinh củng cố về :

- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ - Làm tính cộng trừ trong phạm vi 100 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Bảng dạy toán. Mặt đồng hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :1.Ổn Định : 1.Ổn Định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ Hỏi miệng : Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 12 là mấy giờ ? ( Có thể thay đổi nhiều số khác nhau ở vị trí kim ngắn )

+ Gọi vài em đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ + Giáo viên nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 :

- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài - Cho học sinh mở Sách giáo khoa .

• Bài 1 : Đặt tính rồi tính - 2 em lên bảng làm mẫu 2 bài

- Giáo viên hỏi lại cách đặt tính và cách tính - Cho học sinh làm vào bảng con

- Giáo viên xem xét - Học sinh tự sửa bài

-Giáo viên chốt lại cách đặt tính đúng và phương pháp tính

• Bài 2 : Tính -Cho học sinh làm bảng con

23 + 2 + 1 = 40 + 20 + 1 = 40 + 20 + 1 = 90 – 60 – 20 =

-Cho học sinh nhận xét, sửa bài

-Giáo viên nhắc lại phương pháp tính nhẩm Hoạt động 2 :

Mt : Ôn luyện đo độ dài đoạn thẳng, giải toán theo sơ đồ

-Giáo viên vẽ hình lên bảng ( ước lượng )

-Yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài đoạn thẳng trong Sách giáo khoa

-Gọi học sinh đọc bài toán theo sơ đồ

cm cm A B C ? cm

-Cho học sinh tự giải bài toán vào vở ô li -Giáo viên cho học sinh sửa bài

Hoạt động 3 :

Mt : Củng cố xem giờ đúng

- Cho học sinh chia 2 đội tham gia trò chơi gắn đồng hồ đúng công việc cho sẵn

- 3 học sinh lặp lại đầu bài - 1 em đọc yêu cầu bài tập 1

- Học sinh nêu cách đặt tính thẳng cột tính từ phải sang trái

- Mỗi dãy làm 2 phép tính trên bảng con

- 3 học sinh lên bảng

-Học sinh dưới lớp làm bảng con mỗi dãy bàn 1 bài

- Học sinh đo rồi ghi số đo vào ô vuông bằng bút chì

-Học sinh đọc đề

-Đoạn thẳng AB dài 6 cm. Đoạn thẳng BC dài 3 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy cm ?

- 2 đội cử đại diện lên chơi

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh

4.Củng cố dặn dò :

- Hỏi lại bài. Dặn học sinh ôn lại bài thật tốt - Hoàn thành vở bài tập toán

- Chuẩn bị trước bài hôm sau – Quan sát tìm hiểu các bài tập 5. Rút kinh nghiệm :

Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG

Ngày Dạy :

I. MỤC TIÊU :

Giúp học sinh củng cố về :

- So sánh 2 phép tính cộng trừ, điền dấu < > = - Giải toán có lời văn

- Nhận dạng hình vuông, tam giác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Bảng dạy toán, tranh 2 giỏ trứng ( Bài 3/ 169 ). + Bảng phụ vẽ sẵn hình bài 4 / 169

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :1.Ổn Định : 1.Ổn Định :

35 14

+ 49 14-2.Kiểm tra bài cũ : 2.Kiểm tra bài cũ :

+ Gọi 2 em lên bảng làm toán 20 + 20 + 30 = 20 + 26 – 15 =

+ Học sinh lên bảng sửa bài

+ Giáo viên nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 :

Mt: Học sinh nắm tên bài học. Biết thực hiện phép tính so sánh

- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài - Cho học sinh mở Sách giáo khoa .

• Bài 1 : Giáo viên xác định yêu cầu của bài

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài - Cho học sinh sửa bài

- Giáo viên chốt lại phương pháp tính. Tìm kết quả của 2 phép tính sau đó lấy kết quả đó so sánh với nhau. Luôn so từ trái sang phải.

 Thực hành :

Hoạt động 2 :

Mt : Củng cố giải toán có lời văn

• Bài 2 : 1 học sinh đọc bài toán -Yêu cầu học sinh phân tích bài toán

- Cho học sinh tự giải vào bảng con - Giáo viên cho học sinh chữa bài

• Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc bài toán theo tóm tắt đề

- Giáo viên ghi tóm tắt bài. Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán rồi tự giải vào vở

Hoạt động 3 :

- 3 học sinh đọc lại tên bài học - 1 em nêu yêu cầu bài tập 1 - Học sinh theo dõi nhận xét

32 + 7 … 4045 + 4 … 54 +5 45 + 4 … 54 +5 55 - 5 … 40 + 0

- Học sinh làm vào bảng con -1 bài / dãy

-Nhận xét, sửa sai cụ thể

- Học sinh đọc bài toán

- Bài toán cho biết thanh gỗ dài 97 cm. Bố cắt bớt 2 cm. Hỏi còn lại bao nhiêu cm ?

- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài

- 1, 2 em đọc bài toán

 Giỏ 1 có 48 quả cam  Giỏ 2 có 31 quả cam  Tất cả có : … quả cam ? - Học sinh tự sửa bài

Mt : Củng cố vẽ hình, nhận dạng hình

-Giáo viên treo bảng phụ

-Cho 2 em thi đua lên vẽ thêm 1 đoạn thẳng để có :

o 1 hình vuông, 1 hình tam giác

o 2 hình tam giác

-Giáo viên theo dõi quan sát em nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc

-Học sinh đọc yêu cầu của bài . -2 em đại diện 2 đội lên tham gia vẽ

4.Củng cố dặn dò :

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Dặn học sinh về nhà học ôn lại các bài đã học - Chuẩn bị bài hôm sau .

Một phần của tài liệu Phép cộng, phép trừ trong các phạm vi (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w