Công tác BVMT sẽđạt hiệu quả cao nếu theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác BVMT đạt được kết quả ngày càng cao hơn nữa.
Cần chú trọng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Thiêt lập hệ thống thông tin, ngân hàng dữ liệu và nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp điển hình.
Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên ngành xử lý chất thải.
Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tưđưa vào áp dụng các công nghệ kỹ tuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của các địa phương trong tất cả
các khâu của quy trình giải quyết chất thải.
Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong việc lựa chọn công nghệ, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xây dựng và vận hành các dự án xử lý chất thải bảo đảm kỹ
thuật môi trường.
Nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất các thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải.
Hỗ trợ, đầu tư tài chính cho các cơ sở sản xuất để thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị và công nghệ thông qua các quỹ tài trợ
xoay vòng.
Tiến hành xây dựng các đề án, dự án, chương trình hành động BVMT.
Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất cũng nên được thực hiện đối với một số ngành công nghiệp chế biến cao su, thuỷ sản.