Đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu các dòng khí thải.
Đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất, cũng như
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt chú trọng đến các ngành chế biến thuỷ sản, cao su, thép.
Kiếm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, đảm bảo 100% các dự án phải lập Baó cáo ĐTM, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và xây dựng các công trình khống chế ô nhiễm theo quy định của pháp luật.
Tiến hành kiểm kê và phân loại về mức độ ô nhiễm đối với các cơ sởđang hoạt
động đề xuất các biện pháp xử lý như: xử lý ô nhiễm, đổi mới công nghệ, di dời hay sản xuất sạch hơn.
Lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và danh sách về các cơ sởđiển hình chấp hành tốt về xử lý ô nhiễm môi trường.
Triển khai và phổ biến các mô hình trình diễn thành công về sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải đến các doanh nghiệp
Triển khai chương trình quản lý môi trường theo ISO 14000 cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doang nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
7.2.3 Chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí Mục tiêu. Mục tiêu.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các trục đường giao thông chính của thành phố
Giảm nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép vào năm 2010 tại các khu vực hiện nay không đạt tiêu chuẩn
Duy trì nồng độ các chất ô nhiễm không khí khác nằm trong giới hạn cho phép. Cơ bản giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do mùi hôi thối từ các cơ sở chế
biến thuỷ sản gây ra tại thành phố.
Nội dung.
Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông trên mười năm. Trong đó ưu tiên cho phát triển mạng lưới giao thông công cộng .
Thường xuyên thực hiện phun nước quét đường tại các tuyến đường giao thông chính để giảm thiểu ô nhiễm bụi.
Cần kiểm soát tốt các nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp : để đạt được nội dung này cần thực hiện tốt các nội dung trong chương trình hành động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và quản lý chất thải công nghiệp.
Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng môi trừơng không khí tại các khu đô thị và công nghiệp phục vụ tốt công tác quản lý môi trường.
Xanh hoá thành phốĐà Nẵng. Nâng diện tích công viên, khuôn viên cây xanh khu vực nội thành, trồng cây dọc các tuyến đường giao thông quan trọng…
7.2.4 Chương trình hoạt động giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước Mục tiêu.
Tài nguyên nước ngầm:
Khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm thông qua khống chế lưu lượng khai thác không vượt lưu lượng cho phép. Ngăn chặn quá trình gây ô nhiễm nguồn nước do việc thấm nước thải vào các tầng chứa.
Tài nguyên nước mặt:
Cơ bản khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường nước sông, hồ chấm dứt tình trạng xã chất thải chưa đựơc xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép xuống sông, hồ.
Nội dung
Tài nguyên nước ngầm:
Kiểm soát chặt chẽ quá trình bổ cập nước ngầm, giảm tối đa quá trình xâm nhập của chất ô nhiễm vào nước ngầm.
Quy hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước ngầm.
Xác định giới hạn khai thác của nứơc ngầm: đánh giá toàn diện về hiện trạng khai thác, trữ lượng khai thác, mức độ khai thác tối đa, các vùng bổ cập tự nhiên cho các tầng chứa nước.
Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc nứơc dưới mặt đất.
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển tài nguyên nước và ban hành những quy
định cụ thể về khai thác nước ngầm.
Tiến hành việc kiểm soát và giám sát việc khai thác nước ngầm bằng cách lắp
đặt đồng hồ nước tại các giếng khai thác tập trung (tập trung chủ yếu vào công nghiệp).
Thực hiện kiểm soát ô nhiễm đối với các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chủ
yếu, tập trung chủ yếu tại các bãi chôn lấp chất thải, khu công nghiệp. Tài nguyên nước mặt
Xây dựng quy chế trong việc bảo vệ chất lượng nước sông bao gồm việc thanh tra, giám sát việc xã thải xuống sông và quan trắc chất lượng nước sông: thống nhất về
thời điểm quan trắc, vị trí quan trắc, tần xuất quan trắc.
Khảo sát đánh giá toàn diện chất lượng nước sông Hàn, sông Cu Đê và các hồ. Hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố: mở rộng mạng lưới quan trắc, thông số quan trắc, tần xuất quan trắc.
Thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng, thực trạng khai thác, sử dụng và quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường tài nguyên nước.
Hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nước trong quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị.
Quản lý chặt chẽ các nguồn thải nông nghiệp: bao gồm quản lý chặt chẽ việc sử
dụng các chất nông hoá, nông dược. Triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp…
Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy đủ
và phù hợp .
Phổ biến kinh nghiệm lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đô thị và công nghiệp cho mọi người.
7.2.5 Chương trình hành động xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Mục tiêu
Tới 2010 hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố.
Nội dung
Phải thực hiện kiên quyết quá trình tiền xử lý ở các cơ sở Công nghiệp trước khi đưa nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung.
Kiên quyết bắt buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Đối với các cơ sở không chấp hành hoặc triển khai chậm trễ cần thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính, buộc ngừng hoạt động
Thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ
thống xử lý chất thải như: hỗ trợ vốn, giảm thế hoặc ưu đãi về thế xuất.
7.2.6 Chương trình hành động ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu Mục tiêu
Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh chóng, kịp thời hậu quả ô nhiễm do tràn dầu và do thiên tai gây ra.
Nội dung
Xây dựng kế hoạch quản lý vùng bờ biển, đề phòng sự cố tràn dầu.
Tăng cường quản lý các hoạt động giao thông thuỷ, quản lý nghiêm ngặt các bến cảng, kho chứa.
Định kỳ nạo vét luồng lạch cửa sông.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác chuẩn bị ứng cứu đối với sự cố tràn dầu. ngăn chặn và xử lý kịp thời có hiệu quả sự cố tràn dầu.
Phân vùng nhạy cảm để có các kế hoạch ứng cứu cụ thể.
Xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố cho các cảng và thông báo cho tất cả
công nhân viên.
Tăng cường năng lực ứng phó với sự cố môi trường và sự cố tràn dầu cho tất cả
các cơ quan liên quan ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các thiệt hại về sinh mạng, kinh tế và môi trường.
Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống sự cố tràn dầu bao gồm phao ngăn, vật liệu thấm dầu, thiết bị thu hồi dầu…Thường xuyên kiểm tra các thiết bị
phòng chống sự cố sao cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Đào tạo, luyện tập và thực hành báo động thử đối với những người vận hành thiết bịứng cứu khi có sự cố.
7.2.7 Chương trình hành động nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Chương trình hành động nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ nay tới 2010 bao gồm các mục tiêu và nội dung
Mục tiêu
Tới 2010, 100% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh.
Phấn đấu tới 2010, 100% hộ gia đình nông thôn xử dụng hố xí hợp vệ sinh. 100% hộ chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hình thức túi ủ Biogas.
Nội dung
Kế hoạch cấp nước nước sạch và vệ sinh môi trường cho khu vực nông thôn bao gồm:Xây dựng các hệ thống cấp nước tại các cụm dân cư tập trung; đào giếng lắp bơm tay, xây cá bể chứa và lọc nước sạch, bể nước mưa tại các hộ gia đình; xây dựng các hố xí hợp vệ sinh cho các hộ dân; lắp đặt các túi biogas xử lý chât thải chăn nuôi và sử dụng khí gas sinh ra làm nhiên liệu đốt. Kế hoạch được thực hiện với sự tài trợ
của chương trình quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình của UNICEP và vốn huy động trong nhân dân.
7.2.8 Chương trình hành động Quản lý rác đô thị
Mục tiêu
Từng bước hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn đô thị từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý, với công nghệ xử lý tiên tiến. phấn đấu tới 2010 thu gom và xử lý 100% rác đô thị sinh ra trên địa bàn.
Nội dung.
Ban hành quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phốĐà Nẵng.
Xây dựng và ban hành chính sách xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý chất thải chất thải rắn; xây dựng quy chế quản lý lực lượng rác dân lập theo phương thức tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, giáo dục các trường hợp bỏ rác bừa bãi, làm mất vệ sinh ở khu vực công cộng và trên địa bàn thành phố.
Tích cực tranh thủ các nguồn viên trợ của chính phủ các nước, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ và các nguồn tài trợ khác vềđào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
Thực hiện tốt việc thu tiền dịch vụ lấy rác bước đầu trang trải phí vận hành hệ
thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác, về lâu dài nâng cao mức thu đủ bù đắp kinh phí đầu tư phát triển ngành giải quyết chất thải rắn.
Tăng cường trang thiết bị cho công ty môi trường đô thị của thành phố. Hoàn thiện mạng lưới thu gom rác tại các quận huyện.
7.3 ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN CHO HỢP PHẦN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
7.3.1 Định hướng
Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ tăng tới 1000 -1100 tấn/ngày và đến năm 2015 sẽ tăng lên tới 1.300 đến 1.500 tấn/ngày nên thành phố Đà Nẵng cần được tăng cường các thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các chất thải độc hại, lây nhiễm một cách hữu hiệu, hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường thành phố Xanh Sạch và Đẹp hơn, góp phần thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội, từđó nâng cao điều kiện sống của người dân thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
7.3.2 Định hướng chiến lược
+ Toàn bộ chất thải rắn phải được gom và vận chuyển theo chu trình khép kín bằng các phương tiện có khả năng vận chuyển khối lượng lớn nhằm giảm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi truờng.
+ Thu gom triệt để bằng phương pháp cơ giới hoá kết hợp với thiết bị chuyên dùng phù hợp với địa bàn TP.
+ Xây dựng đủ các trạm trung chuyển nhằm xoá bỏ việc thu gom rác bằng xe lưu động, giảm tấn suất xe hoạt động trên đường phố gây ô nhiễm cục bộ.
+ Thực hiện phân loại rác tại nguồn, giảm lượng rác phải xử lý
+ Đưa vào vận hành nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost và tái chế
rác thải thành sản phẩm có thể tái sử dụng.
+ Xây dựng bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn quốc tế để không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
+ Quy hoạch khu chứa rác thải y tế, rác công nghiệp và có phương thức xử lý phù hợp để phủ lấp rác thay thế việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan MT
+ Tận dụng nguồn khí Mêtan phát sinh từ rác thải tạo năng lượng phục vụ vận hành bãi rác
+ Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ
gia đình, thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình "Ba có" của thành phố - trong đó có nội dung " Có nếp sống văn minh đô thị".
+ Tận dụng chất thải xây dựng để phủ lấp rác thay thế việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan MT.
+ Tận dụng nguồn khí Mêtan phát sinh từ rác thải tạo năng lượng phục vụ vận hành bãi rác
+ Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ
gia đình, thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình "Ba có" của thành phố- trong đó có nội dung " Có nếp sống văn minh đô thị"
7.3.3 Đề xuất Dự án ưu tiên cho quản lý chất thải rắn giai đoạn từ năm 2010-2015
Tiêu chí xác định dự án ưu tiên là nhằm giải quyết các hạng mục cần thiết về
quản lý chất thải rắn của thành phốĐà Nẵng.
Tính toán số lượng xe vận chuyển chất thải rắn cần bổ sung cho Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm 2010.
Bảng 7.1 Ước tính khối lượng rác thu gom tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 - 2010
Năm Lượng rác thu gom
(tấn/ngày)
Năm Lượng rác thu gom (tấn/ngày)
2005 550 2008 731
2006 605 2009 804
2007 665 2010 885
(Nguồn: Công ty môi trường – đô thị thành phốĐà Nẵng)
Bảng 7.2 Tổng công suất của xe vận chuyển chất thải rắn của công ty MTĐT trong điều kiện không được tăng cường xe vận chuyển
Năm Công suất
2006 708,8 tấn
2007 656 tấn
2008 472 tấn
2009 432 tấn
Bảng 7.3 Công suất các xe hiện có của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm 2010 Tải trọng Loại xe Số đầu xe Năm sử dụng Tình trạng chung 3.200 kg
ISUZU xe thu gom
cuốn ép rác 6m3 3 1995
Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ
vào năm 2006 3.500
kg
ISUZU xe thu gom
cuốn ép rác 7m3 6 1996 Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2007 1.500 kg MISUBISHI xe thu gom cuốn ép rác 3m3 1 1995 Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2006 2.100 kg MISUBISHI xe thu gom cuốn ép rác 4 m3 1 1994 Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2006 5.000 kg
HUYNDAI xe thu gom cóthiết bị nâng gắp thùng chứa rác 5 1996 Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2007 4.000 kg
IFA xe thu gom có đóng thêm thiết bị gắp thùng chứa rác 1 1991 Tình trạng quá cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2005 10.00 0kg MESEDERS xe thu gom có thiết bị gắp thùng chứa rác 1 1998 Tình trạng cũ sẽ phải loại bỏ vào năm 2008 9.000 kg HINO xe cuốn ép rác 6 2001 Xe mới được cấp từ dự án vệ sinh TPĐà Nẵng lần thứ nhất 9.000 kg HOOKLIF xe kéo thùng Container chứa rác. 6 2001 Xe mới được cấp từ dự án vệ sinh TPĐà Nẵng lần thứ nhất Tổng số xe thu gom và vận chuyển chất thải rắn 30
(Nguồn: Công ty môi trường – đô thị thành phốĐà Nẵng)
Tính toán lượng xe cần bổ sung.
Dựa vảo bảng 7.2 và bảng 7.3 nhận thấy khả năng vận chuyển chất thải rắn của công ty môi trường đô thị trong những năm tới và đến năm 2010 như sau.
Như vậy tình hình vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm tới là không đáp ứng được nhu cầu của công tác vận chuyển chất thải