THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỦA CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BAN KTV KẾT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG (Trang 28 - 35)

4. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM:

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỦA CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BAN KTV KẾT

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BAN… KTV KẾT HỢP PHỎNG VẤN VỚI GHI CHÉP, KẾT QUẢ THU ĐƯỢC LƯU VÀO HỒ SƠ KIỂM TOÁN.

Quan sát: KTV xem xét các giấy tờ thu thập được, khảo sát sơ qua về cách tổ chức các bộ phận trong đơn vị, quy mô tài sản và tình hình bảo quản tài sản, phong cách quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh.

Phỏng vấn và quan sát sẽ giúp KTV xem xét phù hợp giữa tài liệu thu được và thực tế về hoạt động của khách hàng.

Đối với khách hàng mới, KTV thường sử dụng cả 3 phương pháp trên.

Đối với khách hàng thường niên, những hiểu biết vê hoạt động kinh doanh của khách hàng có được thông qua việc xem lại Hồ sơ kiểm toán của năm trước đồng thời phỏng vấn công ty khách hàng về những thay đổi trong năm hiện hành.

NHTM ABC là khách hàng thường niên của Công ty cho nên KTV chỉ cần xem lại Hồ sơ kiểm toán của những năm trước đồng thời phỏng vấn đại diện Ban Giám đốc về những thay đổi trong năm kiểm toán. Qua quá trình thu thập KTV đã tìm hiểu được hoạt động kinh doanh đối với NHTM ABC .

4.1.Hoạt động kinh doanh:

4.1.1.Công tác khách hàng:

Nhận thức dược tầm quan trọng của công tác khách hàng, trong năm qua, ABC luôn chú trọng duy trì đội ngũ khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới. Toàn hệ thống ABC đã tổ chức thực hiện các biện pháp như: nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, phục vụ khách hàng tại chỗ,…nhằm thu hút khách hàng. Số lượng khách hàng của ABC tăng khá so với năm 2001,chỉ tính riêng khách hàng là TCKT thì số lượng tăng 69%, trong đó số khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán với ABC tăng 65% và có quan hệ vay vốn tại ABC tăng 79%.

Tuy nhiên, công tác khách hàng của ABC còn nhiều hạn chế. Đến nay ABC chưa xác định rõ chiến lược phát triển khách hàng, chưa có văn bản định chế về công tác khách hàng, do vậy hệ thống chỉ tiêu đánh giá và xếp hạng khách hàng chưa được xác lập, chính sách ưu đãi khách hàng chưa rõ ràng, công tác tiếp thị khách hàng chưa được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Hệ thống thông tin dữ liệu về khách hàng chưa được cập nhật đầy đủ, quản lý tập trung và khai thác hiệu quả trong toàn hệ thống. Phong cách phục vụ khách hàng cần phải tiếp tục chấn chỉnh; hệ thống các mẫu biểu, chứng từ dùng trong giao dịch khách hàng còn nhiều bất cập…

4.1.2.Nguồn vốn và sử dụng vốn: 4.1.2.1.Nguồn vốn:

Đến 31/12/2002, tổng nguồn vốn đạt 1.816,2 tỷ đồng, tăng 10,07% so với kế hoạch năm, tăng 43,89% so với năm 2001; nguyên nhân tăng chủ yếu là do huy động vốn từ các tổ chức tín dụng tăng khá mạnh với giá trị tăng là 436,7 tỷ đồng

(tăng 96,7%).

Về cơ cấu nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu( vốn điều lệ và các quỹ ) đạt 81,57 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng nguồn vốn và tăng 1,3% so với năm 2001(do các Quỹ của ABC tăng); nguồn vốn huy động (từ TCTD,TCKT và dân cư) đạt 1.546 tỷ đồng, chiếm 85,3% tổng nguồn vốn và tăng 41,2% so với năm 2001(Hội sở tăng 41,98%,ABC HCM tăng 34,59%); nguồn vốn khác(các khoản phải trả, lợi nhuận chưa phân phối,…) là 185,5 tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng nguồn vốn. Trong đó: huy động từ TCKT chiếm 7,4%, đạt 134,7 tỷ đồng bằng 52,82% kế họach năm, giảm 16,4% so với năm 2001; huy động tiết kiệm chiếm 29%, đạt 526.1 tỷ đồng, bằng 92,28% kế hoạch năm, tăng 8.6% so năm 2001; huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm 48,9%, đạt 888,3 tỷ đồng, tăng 96,7 % so với năm 2001.

Tốc độ tăng huy động vốn từ TCKT và dân cư chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là chỉ tiêu huy động vốn từ các TCKT giảm so với

năm trước. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân đối về cơ cấu loại tiền giữa huy động vốn và sử dụng vốn khiến cho nguồn VND thường xuyên bị thiếu hụt, ABC đã phải sử dụng giải pháp tình thế là dùng USD gửi đối ứng lấy VND từ các TCTD khác.

Cơ cấu nguồn vốn huy động như trên dẫn đến chi phí huy động vốn năm 2002 của ABC khá cao, nguồn vốn thiếu tính ổn định do phụ thuộc phần lớn vào tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút trong công tác huy động vốn:

- Đối với huy động vốn từ các TCKT:đó là biến động giảm tiền gửi từ một số doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi truyền thống với ABC (như Bưu điện T.p Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty Vật tư Bưu điện, Công ty xăng dầu Hàng không…) do các sản phẩm dịch vụ của ABC chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp này; Bên cạnh đó,khả năng của ABC trong việc phát triển khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi còn rất hạn chế do những bất cập về vị thế, công tác tiếp thị và chính sách ưu đãi của ABC.

- Đối với huy động tiết kiệm: đó là khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm scủa ABC chưa đáp ứng được yêu cầu do công tác quảng cáo, khuyến mại thiếu hấp dẫn, lãi suất chưa cạnh tranh, mạng lưới hoạt động còn nhỏ hẹp và uy tín chưa cao.

4.1.2.2.Sử dụng vốn:

*Tổng quan về cơ cấu sử dụng vốn:

Tổng tài sản có bình quân năm 2002 của ABC là 1.418,3 tỷ đồng.

Bình quân năm 2002, cơ cấu tài sản Có của ABC như sau: Vốn trong dự trữ thanh toán của ABC ở mức 35,13 tỷ đồng, chiếm 2,48% tài sản có bình quân, vốn trong kinh doanh:1.364 tỷ đồn (96,17%); đầu tư tài sản cố định: 5.07 tỷ đồng (0,35%), vốn sử trong sử dụng khác(chủ yếu là các khoản tạm ứng hoạt động kinh doanh và quản lý):14.1 tỷ đồng (1%).

*Vốn trong Dự trữ thanh toán:

Vốn sử dụng trong dự trữ thanh toán toàn hệ thống bình quân năm ở mức 35,13 tỷ, chiếm 24% bình quân tài sản. Trong đó:

-Tiền mặt: bình quân tòn quỹ toàn hệ thống ở mức 13.53 tỷ đồng, giảm 3% so bình quân 2001. Nhìn chung, với tỷ lệ tăng 25,1% so với năm 2001 của dịch vụ thanh toán trong nước qua ABC, thì mức tồn quỹ bằng 20% tổng tiền gửi không kỳ hạn bình quân của dân cư và tổ chức kinh tế như trên là tương đối thấp.

-Dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước: bình quân năm toàn hệ thống:21.6 tỷ, so năm 2001 giảm 22.8%.

*Kinh doanh:

a.Nghiệp vụ cho vay:

Đến ngày 31/12/2002, tổng dự nợ của toàn bộ hệ thống ABC là 877.3 tỷ đồng(Hội sở chiếm 66.02%, ABC Hồ Chí Minh 33,98%), bằng 97,46% kế hoạch năm 2002 và tăng 41% so với năm 2001(Hội sở tăng 31,44%, ABC HCM tăng 64,12%).Đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng khá so với tốc độ tăng trưởng 27,6% của ngành ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên dư nợ tăng trưởng không đều qua các tháng trong năm mà chủ yếu tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm khi đáp ứng nhu cầu kinh doanh mang tính thời vụ của khách hàng. Tính chung toàn hệ thống, tốc độ tăng cho vay khá cân bằng với tốc độ tăng tổng tài sản Có và tốc độ tăng vốn huy động. Tuy nhiên tại ABC HCM, tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn diễn ra thường xuyên, Chi nhánh thực hiện tăng trưởng tín dụng không phù hợp với khả năng huy động vốn tại chỗ. Do vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ huy động vốn(64,12% so với 34,59%).

Dư nợ tín dụng năm 2002 đạt mức tăng trưởng khá do Hội sở và các Chi nhánh đã làm tốt công tác duy trì khách hàng truyền thống, việc phát triển khách hàng tiềm năng đã được chú trọng. ABC đã nắm bắt kịp thời và mạnh dạn đầu tư có hiệu quả vào một số lĩnh vực kinh doanh đang phát triển(như: xây dựng, sắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thép, ô-tô, xe máy, khách sạn, nhà hàng). Bên cạnh đó, ABC đã bước đầu quan tâm đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, như cho vay từng lần, cho vay hạn mức, đồng tài trợ, uỷ thác đầu tư và nhất là cho vay tiêu dùng. Năm 2002, với chủ trương phát triển tín dụng phục vụ đối tượng là khách hàng cá nhân vay vốn cho mục đích tiêu dùng và phát triển những dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn liền với đối tượng khách hàng này, ABC đã triển khai khá đồng bộ các biện pháp về nghiệp vụ và về tổ chức như thành lập Bộ phận chuyên trách cho vay tiêu dùng tại Hội sở, nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ cho từng sản phẩm cho vay tiêu dùng, mở rộng diện khách hàng vay vốn,…Mặc dù doanh số cho vay chưa lớn, nhưng những kết quả ban đầu và tiềm năng của thị trường đã khẳng định đây là một hướng đi phù hợp, đồng thời tạo đà cho những bước phát triển mới trong năm 2003 và những năm tiếp theo.

Về cơ cấu cho vay, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 314,1 tỷ đồn, chiếm 35,8% tổng dư nợ, vượt giới hạn do Đại hội cổ đông quy định, chủ yếu do giải ngân các dự án quốc gia đã cam kết trong năm 2001 như: Dự án Thuỷ điện Cần đơn, dự án Điện đạm Phú Mỹ, Nhà ga T1 sân bay Nội Bài; cơ cấu cho vay từng bước được chuyển dịch dần theo xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm lực và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Cho vay theo ngành nghề cũng đã bước đầu được cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho sản xuất: cho vay công nghiệp và xây dựng là 224,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,6% tổng dư nợ- tăng 22,2% so với năm 2001; cho vay thương mại là 280,9 tỷ đồng, chiếm 32% tổng dư nợ- tăng 18,4% so với năm 2001

Điểm hạn chế trong công tác tín dụng của ABC là chưa phát triển được đội ngũ khách hàng nòng cốt thuộc những ngành sản xuất kinh doanh có triển vọng của Việt Nam, khách hàng có quan hệ vay vốn chưa sử dụng nhiều các dịch vụ của ABC, một số khách hàng có tình hình tài chính chưa rõ ràng, kinh doanh những mặt hàng có tính ổn định không cao. Điều này đặc biệt thể hiện rõ tại ABC Hồ Chí

Minh; trong nghiệp vụ cho vay, Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức đến việc đánh giá, thẩm định khách hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, mà còn nặng về quan tâm đến hồ sơ giấy tờ, tài sản đảm bảo.

Về quản lý tín dụng: Năm 2002, ABC triển khai thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay, như: Ban hành và triển khai thực hiện các quy định, quy trình cho vay mới; áp dụng cơ chế Hội đồng Tín dụng tham gia phán quyết cho vay, áp dụng cơ chế Tổ định giá tài sản đảm bảo; tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng, đảm bảo các điều kiện vay vốn, coi trọng công tác quản lý khách hàng, quản lý khoản vay. Do vậy, hoạt động cho vay của ABC đã dần đi vào nề nếp và chất lượng dư nợ từng bước được nâng cao. Với hoạt động an toàn và ổn định, năm 2002, sau khi qua nhiều bước xét duyệt của các cơ quan hữu quan, ABC đã được phê chuẩn tham gia Dự án Tài chính Nông thôn II do Ngân hàngThế giới tài trợ.

Nợ quá hạn và nợ chở xử lý toàn hệ thống đến 31/12/2002 là 10.96 tỷ đồng(Hội sở:3.4 tỷ, CN TPHCM 7.56 tỷ), chiếm tỷ trọng 1,25% so với tổng dư nợ cho vay, tăng 52% ( 3.8 tỷ đồng) so với 31/12/2001. Dư nợ tín dụng của Hội sở đạt chất lượng tốt, nợ quá hạn giảm 650 triệu so với năm 2001 và không phát sinh nợ quá hạn mới, tổng nợ quá hạn tại ABC HCM tăng thêm 4.417 triệu đồng so với năm 2001. Trong năm 2002, ABC đã chú trọng triển khai công tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt đối với những khoản nợ khê đọng hoặc có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các biện pháp chưa thực sự kiên quyết và có hiệu quả, do vậy kết quả đạt được còn hạn chế.

b.Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng:

Hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục được chú trọng và tăng trưởng mạnh so với năm 2001. ABC thực hiện dưới hình thức gửi hoặc vay vốn với đa kỳ hạn, vừa tạo nguồn đảm bảo thanh toán và phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của toàn hệ thống, vừa tạo hiệu quả kinh tế qua việc gửi vốn để hưởng

chênh lệch lãi suất. Hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng của ABC chủ yếu tập trung tại Hội sở với doanh số nhận vốn là 3.888 tỷ đồng và doanh số gửi vốn là 3.495 tỷ đồng, thu nhập từ chênh lệch lãi suất của các khoản khớp về kỳ hạn là 665 triệu đồng; ABC HCM thực hiện với doanh số nhận vốn là 408 tỷ và doanh số gửi vốn là 371 tỷ đồng.

c. Hùn vốn và đầu tư chứng từ có giá: -Về Hùn vốn:

+Đến 31/12/2002, tổng số vốn góp cổ phần ABC tại các doanh nghiệp khác là 4,56 tỷ, tại các đơn vị sau: Công ty TNHH Đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng (BTC) 150 triệu đồng, Công ty Cổ phần Cáp & Vật liệu Viễn thông(SACOM) 50 triệu đồng, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện(PTI) 2,3 tỷ; Công ty Cổ phần Thương Mại & Dịch vụ Công Thương(ITRACO) 360 triệu, Công ty Cổ phần Viễn Thông(VTC) 1,2 tỷ, Ngân hàng TMCP Gia Định 500 triệu đồng.

+Hiệu quả: Trong các đơn vị ABC đầu tư cổ phần, có 03 đơn vị chưa có thu nhập cổ tức là: Ngân hàng Gia định, ITRACO và BTC. Nguyên nhân là do công ty BTC mới hoạt động (03/2002) và chưa có lợi nhuận,hai đơn vị còn lại ABC mua lại của Ngân hàng Mêkông, kết quả kinh doanh không đủ để chia cổ tức. Các đơn vị còn lại là Công ty SACOM, Công ty VTC có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt, cổ tức trung bình ABC thu được từ 12-13%/năm và được gia tăng đều đặn qua các năm.

-Về đầu tư chứng từ có giá:

Trong năm 2002, ABC tiếp tục đầu tư vào các chứng từ có giá. So với năm 2001, hoạt động đầu tư vào chứng từ có giá có bước tiến đáng kể cả về doanh số và số thu nhập. Số dư tính đến ngày 31/12/2002 là 582 tỷ đồng (tăng 618% so với năm 2001). Đây là giải pháp ngắn hạn, đạt hiệu quả và độ an toàn khá cao, góp phần nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng; tuy nhiên, nếu không chú trọng

đến việc cân đối kỳ hạn giữa nguồn tiền gửi của các ngân hàng với kỳ hạn chứng từ có gía mà ABC đã đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản.

4.1.2.3. Cân đối và điều hoà vốn:

Công tác điều hoà vốn năm 2002 tập trung vào việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh được sử dụng vừa có hiệu quả kinh tế tối đa, vừa tăng khả năng thanh toán của toàn hệ thống. Số dư điều chuyển bình quân trong năm cho ABC HCM là 150 tỷ đồng và tính đến 31/12/2002, số dư vốn điều chuyển cho Chi nhánh là 196 tỷ đồng. ABC HCM sử dụng toàn bộ số vốn điều chuyển này cho vay khách hàng. Do vậy, ngoài số vốn điều chuyển cho Chi nhánh, Hội sở còn phải hỗ trợ vốn thanh toán cho Chi nhánh thông qua việc thực hiện các lệnh thanh toán cho Chi nhánh và hạch toán thấu chi vào tài khoản tiển gửi thanh toán của Chi nhánh tại Hội sở. Nguồn vốn mà Hội sở dùng để điều chuyển cho Chi nhánh lại là nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn(thông thường là dưới 01 tháng). Trước tình hình nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tại Hội sở tăng trưởng châm, không đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn chung, nếu ABC HCM không phấn đấu tăng trưởng một phần vốn huy động tại địa bàn sẽ tạo áp lực rất lớn đến khả năng thanh toán của Hội sở, nhất là vào thời điểm thị trường thiếu vốn thanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG (Trang 28 - 35)