- Chính sách tiêu dùng của Nhà nước là khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước
- Nhu cầu thị trường tăng - Giá bán sản phẩm tăng
- Đối thủ cạnh tranh trên thị trường giảm
- Chính phủ một số nước nhập khẩu bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu nên xí nghiệp có điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này.
Đây là những nguyên nhân khách quan tích cực. 1. Đề xuất ýý kiến
- Xí nghiệp cần không ngừng cải tiến kỹ thuật và ngày càng hoàn thiện sản phẩm sản xuất và kinh doanh trên thị trường
- Đa dạng hóa các phương thức bán hàng như bán hàng trực tiếp, bán buôn, bán hàng qua đại lý, bán hàng trả chậm, ...
- Cần tiếp tục phát huy tốt khâu tổ chức thực hiện các chiến lược và kế hoạch bán hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí đồng thời tìm hiểu thật kỹ các mặt mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các biện pháp đối phó thích hợp.
- Đi sâu nghiên cứu thị trường để từ đó có kế hoạch tung hàng ra thị trường đúng thời điểm.
- Đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến mại, tăng chiết khấu cho đại lý đúng thời điểm, tránh tràn lan.
- Đa dạng hóa các hình thức tiếp thị quảng cáo.
- Cần có chính sách động viên, khen thưởng, khích lệ nhân viên, tạo niềm tin, động lực để nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, nâng cao trình độ kỹ năng của nhân viên bán hàng.
- Tiếp tục mở rộng, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ
THEO KHOẢN MỤCĐ1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA Đ1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Ý NGHĨA
1. Khái niệm
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tất cả lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong kỳ.
Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng phân loại chúng lại là ý muốn chủ quan của con người nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của người phân tích.
Căn cứ theo công dụng và địa điểm phát sinh, chi phí phân thành các khoản mục chi phí, bao gồm:
- Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (là các khoản tiền lương cho
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 2. Vai trò của phân tích chi phí
Phân tích chi phí giúp doanh nghiệp nhận diện được các loại chi phí, những hoạt động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí …. để trên cơ sở đó có những biện pháp thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phân tích chi phí còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch chi phí, hạ giá thành sản phẩm.