Đ3 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu pthdkt_cuc_4353_2 (Trang 40 - 42)

II. Đối với chi phí sản xuất chung:

Đ3 KẾT LUẬN

Nhận xét tổng hợp về hiện tượng kinh tế

Qua phân tích ở trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị kỳ ngiên cứu đã bội chi hơn so với kỳ gốc là 3.845.268.000 đồng với tỷ lệ tăng là 33,7%. Tuy nhiên doanh thu của kỳ nghiên cứu đạt tỷ lệ tăng là 37,4% nên thực tế doanh nghiệp đã tiết kiệm được 417.421.000 đồng. Đây là một biểu hiện tốt chứng tỏ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả.

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị tăng là do các khoản mục chi phí đều tăng. Trong đó khoản mục chi phí quản lýý doanh nghiệp là có tốc độ tăng không đáng kể ( 0,9%), chi phí nhân công trực tiếp có tốc độ tăng vừa phải (29,7%), và tốc độ tăng của hai khoản mục chi phí này đều thấp hơp tốc độ tăng doanh thu (27,4%).

Vấn đề nổi cộm nhất ở đây đó là tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của các khoản mục chi phí này trong cơ cấu của tổng chi phí đều tăng, và có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (39,5%), chi phí sản xuất chung (46,2%), chi phí bán hàng (41,3%), trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu chỉ là 37,4%.

Kết luận tổng hợp

Sự biến động trên là do các nguyên nhân chính sau:

a. Về mặt chủ quan

Nguyên nhân chủ quan tích cực:

- Quy mô sản xuất tăng

- Thực hiện chiến lược phục vụ sau bán hàng - Trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao

- Doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất công nghệ cao, phần mềm quản lýý mới.

- Tổ chức cơ cấu nhân viên quản lý

-Mức tiêu hao nguyên vật liệu dùng cho một đơn vị sản phẩm tăng

- Lựa chọn nguồn cung cấp hàng chưa ổn định, xa doanh nghiệp, không kịp thời - Số lượng nhân viên quản lý phân xưởng tăng

- Chi phí mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh tăng

- Đội ngũ nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa tăng

b. Về mặt khách quan

- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng

- Chính sách tiền lương của Nhà nước có sự thay đổi: lương cơ bản tăng - Nhà nước tăng giá điện, nước.

- Đơn giá nhiên liệu, vật liệu, các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh tăng

Đây là những nguyên nhân khách quan tiêu cực. 1. Đề xuất ýý kiến

- Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải bám sát nhu cầu thị trường để sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tránh tình trạng tồn đọng tại kho, gây lãng phí các yếu tố đầu vào.

- Nâng cao ý thức làm việc và trình độ tay nghề của công nhân và nhân viên, tránh lãng phí thời gian trong ca làm việc.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. - Tổ chức lại đội ngũ nhân viên tại bộ phận quản lý phân xưởng.

- Quản lýý tốt công tác bảo quản và sửa chữa lớn máy móc, trang thiết bị sản xuất.

- Chủ trương tiết kiệm nhiên liệu, điện, nước ở bộ phận sản xuất, bán hàng và quản lýý doanh nghiệp, lắp đặt đèn compact thắp sáng thay thế bóng đèn tròn, chỉ sử dụng máy đièu hòa khi thời tiết thực sự nóng, không chi tiêu lãng phí.

- Khuyến khích khả năng sáng tạo của nhân viên để có cách làm việc hiệu quả hơn nữa. Đồng thời cần có kế hoạch nhân sự phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu pthdkt_cuc_4353_2 (Trang 40 - 42)