PHÂN TÍCH CHI TIẾT

Một phần của tài liệu pthdkt_cuc_4353_2 (Trang 32 - 35)

1) Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp ở kỳ gốc là 2.815.096.000 đồng, kỳ nghiên cứu là 4.008.755.000 đồng, so với kỳ gốc đạt 142,4%, tăng 42,4%, bội chi tuyệt đối là 1.193.660.000 đồng, bội chi tương đối là 140.776.000 đồng, làm cho tổng chi phí tăng 10,47%. Về tỷ trọng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ này tăng so với kỳ trước, chiếm 26,3% trong tổng chi phí.

a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí nguyên vật liệu giữa hai kỳ có sự biếnđộng động

Ta có: Chi phí nguyên vật liệu:

ểCVL = Qi*mi*gi - Fi

Trong đó Qi: sản lượng của sản phẩm loại i sản xuất mi: Mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một sản phẩm loại i gi: Đơn giá vật liệu để sản xuất sản phẩm loại i

Fi: Giá trị phế liệu thu hồi

Từ công thức trên ta thấy: Chi phí nguyên vật liệu của đơn vị kỳ nghiên cứu bội chi hơn so với kỳ gốc có thể là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Về nguyên nhân chủ quan:

• Do quy mô sản xuất tăng: trong kỳ nghiên cứu đơn vị tăng sản lượng sản xuất sản phẩm một cách đáng kể.

• Do kết cấu sản phẩm sản xuất giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc có sự thay đổi: nghĩa là, trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã tăng việc sản xuất những sản phẩm cần nhiều nguyên vật liệu, đồng thời chưa chú trong vào sản xuất những sản phẩm cần ít nguyên vật liệu, do đó so với kỳ gốc thì kỳ nghiên cứu đã bội chi nguyên vật liệu tiêu hao.

• Do mức tiêu hao nguyên vật liệu giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc tăng: nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng có thể là:

- Do trình độ lành nghề của công nhân trực tiếp sản xuất chưa được nâng cao nên còn mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm vẫn còn cao.

- Do công tác thu hồi phế liệu chưa đạt hiệu quả cao, trong quá trình sản xuất dù máy móc thiết bị có tiên tiền đến đâu thì không thể tránh khỏi có sản phẩm hỏng, nguyên vật liệu bị lãng phí, vì thế nếu công tác thu hồi phế liệu đạt hiệu quả cao cũng sẽ góp phần đáng kể để làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm.

- Do nguồn cung cấp chưa ổn định, hoặc có thể là do nguồn nguyên liệu ở xa đơn vị, do đó chi phí mua hàng cao,

- Do tính chất mùa vụ của nguyên vật liệu: Khi trái mùa thì giá của nguyên vật liệu sẽ tăng hơn do đó sẽ làm tăng chi phí về nguyên vật liệu.

- Do quan hệ cung cầu về nguyên vật liệu trên thị trường: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá nguyên vật liệu tăng, và chi phí nguyên vật liệu cũng tăng.

b) Biện pháp nâng cao hiêu quả sử dụng khoản mục chi phí nguyên vật liệutrực tiếp trực tiếp

Qua sự phân tích về nguyên nhân dẫn đến chi phí nguyên vật liệu của kỳ nghiên cứu bội chi hơn so với kỳ gốc, ta có thể thấy đây là một biểu hiện chưa tốt trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, đơn vị cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, yêu cầu phải làm tốt các vấn đề sau:

- Làm tốt công tác thu mua nguyên vật liệu: Công việc cần làm là

+ Tích cực tìm kiếm những nguồn nguyên liệu gần doanh nghiệp, ổn định về nguồn cung cấp, đủ đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho đơn vị, đặt mối quan hệ bạn hàng tin cậy đối với các nhà cung cấp,

- Đơn vị nên nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng và cần ít nguyên liệu.

- Đơn vị nên chú ý trong công tác đào tạo tay nghề cho công nhân, nâng cao tay nghề cho công nhân sẽ góp phần đáng kể trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu, ngoài ra cần phải nâng cao ý thức làm vịêc cũng như khuyến khích công nhân thực hành tiết kiệm, tận dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ mới có công suất hoạt động lớn và tiết kiệm được nguyên vật liệu luôn là mục tiêu hàng đầu của đơn vị, khi máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm được rất nhiều thứ, từ nguyên vật liệu đến nhân công và các chi phí khác mà đơn vị sẽ phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất.

- Ngoài ra đơn vị cũng phải quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi phế liệu, muốn làm tốt điều này thì đơn vị cần chú ý đến công tác quản lý sản xuất.

2) Đối với chi phí nhân công trực tiếp:

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Chi phí nhân công của đơn vị, kỳ gốc là 2.972.271.000 đồng, kỳ nghiên cứu là 2.290.827.000 đồng. Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đạt 129,7%, tăng 29,7%, bội chi tuyệt đối là 681.444.000 đồng, nhưng so với tỷ lệ tăng doanh thu lại tiết kiệm tương đối là 175.356.000 đồng. Ta có thể thấy rằng biểu hiện này là tốt vì tốc độ tăng của chi phí nhân công trực tiếp thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Chi phí nhân công trực tiếp tăng 29,6%, còn doanh thu tăng là 37,4%, chứng tỏ đơn vị đã sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả.

Chi phí nhân công có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau tùy vào thực tế của từng doanh nghiệp

- Tính theo số lao động bình quân: L = N * l

Trong đó N: Số lao động bình quân trong kỳ

l : Tiền lương bình quân của một công nhân - Tính theo năng suất lao động bình quân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L = GS / P * l Trong đó:

GS: giá trị sản xuất, P: năng suất lao động bình quân của một công nhân, l: lương bình quâncủa một công nhân

- Tính theo phương pháp trả lương sản phẩm: i=n

LSP = ể Qi * Đgi i=1

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm sản xuất được. Đgi: là đơn giá lương theo sản phẩm.

Tóm lại chi phí nhân công trực tiếp tăng có thể là do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan:

- Do kết cấu lao động thay đổi, cụ thể là: doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh nên đã có sự thay đổi về kết cấu nhân sự: tăng tỷ trọng công nhân sản xuất ở bộ phận phải tính lương thấp, giảm tỷ trọng công nhân sản xuất ở bộ phận phải trả lương cao.

- Đầu kỳ đơn vị đã lập kế hoạch bố trí công nhân cụ thể và rõ ràng để khai thác hiệu quả sức lao động của công nhân, tăng giờ công lao động và giảm thời gian lãng phí trong ca sản xuất xuống (giảm thời gian nghỉ giữa giờ, thời gian nghỉ việc của công nhân).

- Do trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá bán của sản phẩm tăng lên do đó đơn giá tiền lương sẽ tăng lên, kéo theo quỹ lương nhân công trực tiếp tăng lên.

- Do máy móc thiết bị của doanh nghiệp được trang bị hiện đại, ý thức làm việc của công nhân được tăng lên, sẽ làm cho năng suất lao động bình quân tăng lên, điều này cũng làm cho quỹ lương nhân công trực tiếp tăng lên.

- Do việc tổ chức, phục vụ nơi làm việc thay đổi cụ thể là trong thời gian nghỉ gĩưa các ca sản xuất, thay vì việc người công nhân phải xuống căng-tin hoặc ra ngoài công ty thì có người phục vụ mang đồ ăn, nước uống tới tận nơi họ sản xuất, điều này đã rút ngắn khoảng thời gian nghỉ giữa giờ của công nhân trực tiếp sản xuất, khoản tiền lương doanh nghiệp chi trả cho họ giảm mà hiệu quả công việc lại tăng.

Nguyên nhân khách quan:

- Do chính sách tiền lương của Nhà nước có sự thay đổi: Nhất là trong những năm gần đây, chính sách tăng lương của Nhà nước liên tục được ban hành và áp dụng rộng rãi đối với mọi doanh nghiệp. Lương cơ bản tăng làm cho quỹ lương nhân công trực tiếp tăng.

b) Biện pháp phát huy thế mạnh của đơn vị

Qua phân tích chi tiết ở trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp bội chi giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc, và tỷ lệ tăng chi phí nhân công là 29,7%, còn tỷ lệ tăng doanh thu giữa hai kỳ là 37,4%. Đây là một biểu hiện tốt đối với doanh nghiệp, tuy nhiên đơn vị vẫn cần quan tâm tới công tác tiết kiệm quỹ lương và một số giải pháp được chọn như sau:

Biện pháp chủ yếu được đặt ra đó là làm thế nào để tỷ lệ tăng về năng suất lao động cao hơn tỷ lệ tăng về quỹ lương. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện được đồng thời những công việc sau:

- Nâng cao ý thức của công nhân, tránh lãng phí thời gian trong ca làm việc, phải làm công tác tư tưởng để cho công nhân tin và hiểu rằng khi doanh thu của doanh nghiệp làm ăn tốt thì chính họ là người được lợi đầu tiên, từ đó họ sẽ tự nguyện làm việc chăm chỉ

- Cung cấp đầy đủ về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, tránh tình trạng phải dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu, nhiên liệu.

-Nâng cao tay nghề cho công nhân, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi vì khi trình độ tay nghề của công nhân cao thì doanh nghiệp càng dễ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuât, và năng suất lao động tăng lên là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu pthdkt_cuc_4353_2 (Trang 32 - 35)