Môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 28)

Môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm

gần đây liên tiếp chịu tác động bất lợi từ những điều kiện kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng

thương mại trong nước. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam trải qua gian đoạn lạm phát cao ở mức 2 con số là 12.36%, 22.97%, 11.75%, 18.15% lần lượt ở các năm

2007, 2008, 2010, 2011. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát được thắt chặt, lãi suất huy động và cho vay ở mức cao và tình hình thanh khoản của các ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, dấu hiệu thắt chặt tiền tệ của ngân

hàng nhà nước đã biểu hiện rõ thông qua việc nâng lãi suất tái cấp vốn và giảm mức tăng trưởng tín dụng. Chính vì thế ngân hàng thương mại ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mức lợi nhuận đề ra trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ nhất là khi nền kinh tế vừa vượt qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Yếu tố tỷ giá trong thời gian gần đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Chỉ trong vòng năm 2010, ngân hàng nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD liên ngân hàng lần lượt ở mức tăng 3% và 2.1%, và trong vòng quý 1 năm 2011 đã điều chỉnh tăng thêm 9.3%. Sau những lần điều chỉnh tỷ giá, công thêm tình hình nhập siêu, lạm phát ở mức hai con số, giá vàng có xu hướng tăng…làm thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng. Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết có lúc lên tới gần 2000 VND/USD gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian qua cũng chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía ngân hàng nhà nước, nhiều văn bản pháp luật được ra đời siết chặt hoạt động huy động, cho vay và kinh doanh vàng miếng như thông tư 01/2010/TT- NHNN, 10/2010/TT-NHNN, 22/2010/TT-NHNN. Bên cạnh đó thị trường bất động sản và chứng khoán là hai lĩnh vực có thể nói là chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng đặc biệt trong những năm 2007, 2008 cũng bị những hạn chế cho vay từ cơ quan quản lý nhà nước cụ thể như ở thông tư 13/2010/TT- NHNN áp đặt hệ số rủi ro cho các khoản vay bất động sản, chứng khoán tới 250%, chị thị 03 về cho vay kinh doanh chứng khoán, nghị quyết số 11/NQ-CP yêu cầu giảm dư nợ cho vay bất động sản.

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang đối mặt với những biến động không thuận lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô trong khoản 4 năm trở lại đây và nhiều quy định từ phía Ngân hàng nhà nước cho thấy rõ xu hướng thắt chặt quản lý nhằm nâng cao tính an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại, nhất là sau những bài học kinh nghiệm từ sự đỗ vỡ của hàng loạt ngân hàng tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.

2.3 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. 2.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với NHTM Việt Nam.

Tại quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhu cầu vốn của doanh nghiệp được đáp ứng bởi nhiều kênh khác nhau của thị trường tài chính. Nhu cầu vốn trung dài hạn thông thường được huy động từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành các công cụ nợ. “Nguồn vốn ngắn hạn cụ thể là nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt thường được đáp ứng thông qua các ngân hàng.”

Tại Việt Nam, thị trường tài chính đang ở giai đoạn phát triển thấp. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập cách đây khoảng 12 năm, tuy nhiên hoạt động trên thị trường này chỉ mới diễn ra sôi nổi trong khoản thời gian vài năm trở lại đây và hiện tại cũng đang trong giai đoạn khó khăn do đó doanh nghiệp Việt Nam khó có thể huy động vốn qua kênh này một cách dễ dàng. Ngân hàng vẫn là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thu nhập của các ngân hàng Việt Nam có từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thì thu nhập chủ yếu đến từ các nguồn sau đây: thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng, thu nhập từ mua bán chứng khoán và thu nhập từ đầu tư góp vốn liên kết, liên doanh. Theo số liệu thống kê từ khoảng 10 ngân hàng Việt Nam có thể thấy rằng tại các ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng thu nhập. Mức phổ biến trong các ngân hàng được khảo sát là

trong khoảng từ 60% cho đến 75%, cá biệt một số ngân hàng trên 80% thu nhập đến từ hoạt động tín dụng.

Thông thường tại các ngân hàng của các quốc gia phát triển trên thế giới có xu hướng giảm dần thu nhập từ hoạt động cho vay, tăng dần thu nhập từ dịch vụ và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn lệ thuộc rất lớn vào hoạt động cho vay đặc biệt tại các ngân hàng nhỏ không đủ điều kiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ do đó lợi nhuận vẫn phải trong chờ từ hoạt động cho vay mang lại. Cho vay là hoạt động sinh lời nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao. Một danh mục tài sản với tỷ trọng các khoản cho vay lớn càng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 4: Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng

STT Ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (Đ/v: %) 2008 2009 2010 1 ABBank 80.04 82.27 89.07 2 ACB 62.05 60.93 75.84 3 Agribank 73.90 67.08 - 4 BIDV 68.53 70.27 - 5 DongA Bank 57.08 66.53 63.10 6 Eximbank 69.76 76.65 79.32 7 MB 86.73 69.26 81.46 8 Sacombank 46.72 56.19 76.94 9 Vietcombank 67.68 73.05 73.15 10 Vietinbank 81.87 83.95 82.00

Nguồn: Báo cáo Tài Chính của các Ngân Hàng

Một danh mục sử dụng vốn với hơn phân nữa là cho vay và hơn 60% thu nhập từ lãi có thể thấy rằng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động quan trọng bậc nhất. Chính vì thế đòi hỏi áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro hiện đại cho hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro này là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.3.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các ngân hàng. Trong thực tiễn, nội dung của các hoạt động quản trị rủi ro phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như:

trình độ phát triển của thị trường tài chính tiền tệ, các nguồn lực mà đặc biệt ở đây lànguồn lực tài chínhnguồn lực con người.

So với các nước đã có thị trường tài chính phát triển hàng trăm năm thì rõ ràng

Nghèo nàn về sản phẩm và dịch vụ tài chính, nhỏ bé về quy mô và nguồn vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động của thị trường chủ yếu ở trong nước, trình độ quản lí tài chính hiện đại còn yếu kém và hệ thống tài chính hoạt động chưa minh bạch, cởi mở là những hạn chế chung của thị trường tài chính - tiền tệ tại Việt Nam.

Ngân hàng là một bộ phận của hệ thống tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 20 năm, nhưng so với lịch sử ngân hàng trên thế giới thì đây vẫn là một hệ thống non trẻ. Hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại các ngân hàng còn lạc hậu, chưa tiếp cận sâu sắc với các chuẩn mực quốc tế.

Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì đo lường rủi ro là một bước quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quản trị rủi ro hiện đại. Không chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, đo lường rủi ro giúp nhà quản trị định lượng một cách chính xác rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng Trong khi trên thế giới, các ngân hàng đã nỗ lực nghiên cứu cách thức lượng hóa rủi ro từ rất lâu thì tại Việt Nam hoạt động này mới chập chững tiến hành.

2.3.2.1 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay bởi nó thuộc về bản chất của chất của hoạt động này. Rủi ro tín dụng có thể được phân chia thành

hai phần là rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. Nhìn chung công tác quản trị rủi ro

tín dụng cũng giống như quản trị các loại rủi ro khác là cũng phải trải qua 4 giai đoạn là nhận biết, đo lường, kiểm soáttài trợ rủi ro. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó, hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số phương pháp đo lường rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng có thể kể đến đó là phương pháp phán đoán, phương pháp xếp hạng tín nhiệm, phương pháp điểm số.

 Phương pháp phán đoán

Trong phương pháp phán đoán, ngân hàng sẽ phân tích các thông tin định tính và định lượng của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng. Quá trình đánh giá này này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc lựa chọn các yếu tố để phân tích, mức độ quan trọng của từng yếu tố. Như vậy thông qua phân tích các thông tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng từ đó xem xét từ chối hoặc chấp nhận khoản vay.

Nhìn chung phương pháp này tận dụng được kinh nghiệm của từng nhân viên

tín dụng nhưng chất lượng đánh giá không rõ ràng vì nặng tính chủ quan. Nó thường được được áp dụng trong trường hợp xem xét những khoản vay có tính chất đặc thù riêng biệt mà các phương pháp đo lường khác tỏ ra không hiệu quả. Một mô hình phán đoán mà được các ngân hàng áp dụng phổ biến nhất hiện nay là mô hình

“5C”. Trong mô hình này ngân hàng sẽ phân tích năm yếu tố sau đây để đánh giá rủi ro của khách hàng từ đó tiến tới quyết định cấp tín dụng:

o Character: Thể hiện danh tiếng, thiện chí trả nợ và lịch sử trả nợ của khách hàng. Đây là một yếu tố vô hình rất khó phán đoán, đánh giá và nó đòi hỏi kinh nghiệm trong nhìn nhận khách hàng của người phân tích

o Capital: Thể hiện năng lực tài chính của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong quá khứ như lợi nhuận hàng năm, khả năng tạo tiền cũng là một dự báo đáng chú ý cho tình hình tài chính trong tương lai của khách hàng.

o Capacity: Thể hiện tư cách đi vay (tư cách pháp lý), khả năng trả nợ của khách

hàng

o Collateral: Đây là nguồn trả nợ thứ hai trong trường hợp khách hàng không trả

được nợ. Tài sản đảm bảo tốt phải thỏa mãn 3 điều kiện: pháp lý rõ ràng, dễ định giá và có thị trường giao dịch.

o Cycle Condition: Thể hiện dự đoán về điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng ngành

nghề mà người đi vay hoạt động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay như thế nào.

Thông qua phân tích “ 5C ” trên ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng qua đó đưa ra mức lãi suất tương ứng với từng cấp độ rủi ro và những biện pháp quản lý đi kèm.

 Phương pháp cho điểm

Mô hình điểm số được thiết lập từ các chỉ tiêu tài chính quan trọng được phản ánh từ các số liệu thống kê trong lịch sử. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu được thể hiện bằng trọng số của chúng trong mô hình. Khi điểm số của khách hàng trong mô hình lớn hơn một mức nào đó thì được chấp nhận cho vay, còn nhỏ hơn một mức điểm nào đó thì không đủ điều kiện để được chấp nhận khoản vay.

Một mô hình điểm số khá nổi tiếng là mô hình điểm số Z của Alman ra đời năm

1968. Dựa theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ông đã

cho ra đời một mô hình điểm số sau:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5

Với X1: Tài sản lưu động thuần/Tổng tài sản

X2: Lãi chưa phân phối/Tổng tài sản

X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản

X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị bút toán của tổng số nợ X5: Doanh thu/Tổng tài sản

Nếu doanh nghiệp có điểm số Z lớn hơn 2.99 thì có tình hình tài chính tốt, nhỏ

hơn 1.81 có tình hình tài chính không tốt, từ 1.81 đến 2.99 thì thuộc vùng không xác định được tốt hay không.

 Mô hình điểm số Z chỉ là một trong những mô hình tiêu biểu cho phương pháp chấm điềm. Trong quá trình sử dụng người ta nhận thấy rằng nó dự đoán khá chính xác tới 97% khả năng vỡ nợ trước khi nó xảy ra khoảng 1 tới 2 năm. Tuy nhiên với nền kinh tế ngày càng phức tạp và cạnh tranh nhiều hơn, một mô hình đơn giản như mô hình điểm số Z dư báo càng kém hiệu quả. Do đó ngày nay người ta đã nỗ lực đưa ra nhiều mô hình phức tạp hơn để cố gắng lượng hóa được rủi ro của khách hàng.

 Phương pháp xếp hạng

Ở phương pháp xếp hạng, ngân hàng xếp khách hàng vào các hạng tín dụng khác nhau. Mỗi hạng tín dụng thể hiện xác suất vỡ nợ khác nhau của khách hàng từ đó có những yêu cầu về tỷ lệ cho vay, mức dự phòng tương ứng. Căn cứ đề ngân hàng xếp hạng khách hàng là dựa vào kết quả chấm điểm các thông tin tài chính và phi tài chính do khách hàng cung cấp và ngân hàng thu thập được. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đươc thể hiện bằng trọng số của nó khi tính toán ra điểm số cuối cùng của khách hàng. Điểm số của từng chỉ tiêu được ngân hàng xây dựng từ dữ liệu thống kê trong lịch sử. Sau khi tổng hợp điểm số có trọng số của các chỉ tiêu riêng lẻ, mô hình sẽ đưa ra điểm số cuối cùng của khách hàng và một vị trí trong bảng xếp hạng sẽ được gán ghép tương ứng với mức điểm đó. Dưới đây là ví dụ về bảng xếp hạng tại ngân hàng.

Bảng 5: Bảng xếp hạng tín nhiệm khách hàng

Hạng tín dụng Số điểm Độ rủi ro Quyết định cấp tín dụng

AAA > 400 Thấp Tối đa

AA 351 - 400 Thấp Tối đa

A 301 - 350 Thấp Tối đa

BBB 251 - 300 Thấp Tùy thuộc tài sản

đảm bảo

BB 201 - 250 Trung bình

B 151 - 200 Trung bình Không cấp thêm

CCC 101 - 150

Cao Không cấp tín dụng

CC 51 - 100

C 0 - 50

D < 0

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm tỏ ra khách quan trong việc lượng hóa rủi ro của khách hàng. Cách tiếp cận này được Ủy ban Basel khuyến khích xây dựng và áp dụng tại các ngân hàng.

2.3.2.2 Thực trạng hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam.

Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 28)