Giảm rủi ro tín dụng: xử lý thế chấp

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 61 - 64)

Những quy định CRM đối với thế chấp phức tạp hơn đối với đảm bảo bên thứ ba bởi vì một nguy cơ được chia thành phần có thế chấp và phần còn lại. Hơn nữa, cự phân tách này phụ thuộc vào “haircuts” để đo lường số lượng được thế chấp quá cao.

Phép tính haircuts bị chi phối bởi một số quy tắc. Cuối cùng, trọng số rủi ro và LGD cho phần có thế chấp khác với cho phần không có thế chấp.

Sau đây là những nguyên tắc chung cho thế chấp CRM

Hội đồng đã áp dụng một định nghĩa thế chấp hợp lệ rộng hơn so với Hiệp Ước năm 1988 trong cách tiếp cận tiêu chuẩn của Basel II. Ngân hàng có thể công nhận những tài sản sau là thế chấp:

 Tiền mặt.

 Những cổ phiếu nợ nhất định được phát hành bởi quốc gia, những tổ chức trong khu vực công, ngân hàng, công ty chứng khoán và doanh nghiệp.

 Những cổ phiếu nhất định được trao đổi trên các sàn được công nhận.

 Những cổ phần trong quỹ tương hỗ.

 Vàng.

Có một sàn vốn ký hiệu là , bởi vì giao dịch có thế chấp không bao giờ không

có rủi ro. Giá trị thông thường của  là 0,15.

Basel II công nhận thế chấp chỉ nếu giá trị của nó không phụ thuộc vào uy tín tín

dụng của đối tượng. “Chất lượng tín dụng của người đi vay và giá trị của vật thế

chấp không thể có tương quan dương.”. Ví dụ: cổ phiếu phát hành bởi chính người đi vay sẽ tạo ra rất ít sự bảo hộ và không hợp lệ.

Trong vay mượn cổ phiếu, người cho vay tiền mặt nắm giữ cổ phiếu làm thế chấp, giá trị của cổ phiếu có thể làm giảm xuống dưới khoản tiền cho vay ngay cả nếu bao đầu, giao dịch có thế chấp quá cao.

Những luật giám sát cho phép bù trừ nguy cơ với giá trị vật thế chấp, chịu chi phối bởi haircuts. Haircuts là phần trăm giá trị do những thay đổi thời gian của nguy cơ và thế chấp và do chênh lệch kỳ hạn và tiền tệ giữa nguy cơ và thế chấp. Có hai loại haircuts: haircuts giám sát tiêu chuẩn và những ước lượng của các ngân hàng về độ biến động của vật thế chấp.

Như một quy luật chung, phần được đảm bảo bởi giá trị điều chỉnh theo haircut của vật thế chấp có trọng số rủi ro ứng với công cụ thế chấp. Trọng số rủi ro này có sàn 20% trừ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ khi thế chấp là tiền mặt hay khi nó là khoản vay của một quốc gia hay cổ phiếu PSE (tổ chức khu vực công), khi đó trọng số rủi ro là 0%.

Phần còn lại của khoản nợ không có đảm bảo và được chỉ định trọng số rủi ro của đối tượng đó. Khi có nhiều thế chấp, nguy cơ được chia thành nhiều phần, mỗi phần được chỉ định một loại CRM.

Giảm thiểu rủi ro tín dụng bị điều phối bởi hai cách tiếp cận: “đơn giản” và “toàn diện”. Theo cách tiếp cận đơn giản, ngân hàng thay thế trọng số rủi ro của vật thế chấp bằng trong số rủi ro của đối tượng, đối với phần có thế chấp của nguy cơ (với sàn 20%). Điều này tương tự như Hiệp Ước 1988.

Cách tiếp cận toàn diện cho phét bù trừ nguy cơ bằng thế chấp. Các ngân hàng có thể giảm nguy cơ bằng giá trị của thế chấp. Họ có thể dùng một trong hai cách tiếp cận trên trong sổ ngân hàng, những sổ giao dịch thì chỉ dùng cách tiếp cận toàn diện. Thế chấp một phần cũng được công nhận. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện cho phép chênh lệch lỳ hạn giữa nguy cơ cơ sở và vật thế chấp.

Để đảm bảo độ thận trọng, các quy định cực đại hóa chênh lệch giữa giá trị nguy cơ và giá trị thế chấp để đề phòng những biến động thị trường tiêu cực, sử dụng nhiều haircuts kết hợp ứng với những thay đổi giá trị có thể xảy ra.

Giá trị của một cổ phiếu tùy vào độ biến động thị trường, độ nhạy với các biến động thị trường và độ dài của khoảng thời gian trước khi vật thế chấp có thể được điều chỉnh. Basel II đòi hỏi các giá trị phải được điều chỉnh theo độ biến động thông qua haircuts.

Sử dụng haircut, các ngân hàng phải điều chỉnh cả lượng nguy cơ lẫn giá trị của vật thế chấp phòng hộ cho những giao động giá trị tương lai của cả hai. Trừ với tiền mặt, lượng tiền điều chỉnh theo độ biến động sẽ cao hơn nguy cơ và với vật tín dụng, nó sẽ thấp hơn. Những haircuts bổ sung là cần thiết để đề phòng rủi ro còn lại từ chênh lệch tiền tệ và kỳ hạn giữa vật thế chấp và nguy cơ. Độ chênh lệch dương giữa nguy cơ và giá trị thế chấp điều chỉnh theo độ biến động được chỉ định trọng số rủi ro của đối tác.

Công thức chung để tính nguy cơ thực mang trọng số rủi ro của bên đối tác là:

*

max{0,[ (1 e) (1 c fx)]}

EEHCHH

Với E*: giá trị nguy cơ sau khi giảm thiểu rủi ro.

E: giá trị hiện tại của nguy cơ.

e

H : haircut thích hợp với nguy cơ.

C: giá trị hiện tại của khoản thế chấp đã nhận.

c

H : haircut phù hợp với vật thế chấp.

fx

H : haircut phù hợp với chênh lệch tiền tệ giữa vật thế chấp và nguy cơ.

Công thức trên có thể được viết là:

*

max{0,[( ) e c fx]}

EECEHCHCH

Công thức cho thấy nguy cơ phải chịu chi phí vốn là độ chênh lệch giữa giá trị nguy cơ và giá trị thế chấp. Một phần bổ sung sẽ áp dụng với giá trị thế chấp. Phần bổ sung tổng hợp những haircut khác nhau. Nó giả định là giá trị nguy cơ sẽ tăng cùng một lượng với haircut và giá trị thế chấp có thể giảm cùng lượng với haircut. Hệ quả kết hợp là cực đại hóa khoảng cách giữa giá trị nguy cơ và vật thế chấp.

Các ngân hàng phải tiếp tục tính EAD3 mà không tính tới vật thế chấp trừ khi được chỉ định khác. Do đó, nguy cơ luôn được ghi chép đầy đủ trong hệ thống và không được phép chỉ lưu lại nguy cơ thực sau khi tính tới vật thế chấp.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 61 - 64)