Thế chấp: tính toán haircut

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 64 - 68)

Thế chấp chịu ảnh hưởng bởi một yêu cầu tăng đặt cọc - nghĩa vụ phải tăng thêm vật thế chấp khi nó thấp hơn yêu cầu. Sự thay đổi trong giá trị vật thế chấp tùy thuộc vào thời gian vật thế chấp được cho phép dao động trước khi có lệnh tăng đặt cọc.

Những người giám sát cho phép ngân hàng tính toán haircut sử dụng ước lượng độ biến động giá thị trường và tỷ giá của họ.

Haircut là độ chênh lệch giữa giá trị hiện tại của nguy cơ và cận dưới của vật thế chấp. Cận dưới được xác lập bởi mức độ tin cậy 99%. Nói cách khác, xác suất giá trị thế chấp thấp hơn cận dưới này là ít hơn 1%. Theo định nghĩa VaR và một số giả định đơn giản, độ lệch từ giá trị hiện tại xuống cận dưới là một bối số của độ biến động. Độ biến động cao hơn trong những khoảng thời gian dài hơn. Nếu độ biến động hằng ngày là 1 thì độ biến động cho t ngày sẽ là 1 t. Nếu haircut là bội số của độ biến động, chúng cũng sẽ tuân theo quy tắc căn bậc hai thời gian.

Chương 6. Kiến nghị một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân Hàng Á Châu nói riêng.

Trước khi kiến nghị những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, ta cần nhìn lại quy trình tín dụng chung tại các Ngân hàng.

QTTD sẽ bao gồm các bước như sau:

 Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ.

 Thẩm định tín dụng.

 Ra quyết định tín dụng.

 Thực hiện thủ tục ký hợp đồng tín dụng.

 Tổ chức giải ngân.

, , ,  Kiểm tra, thu nợ, tất toán và xử lý

Bước 2 và 3 là hai bước cực kỳ quan trọng. Tại sao các khách hàng, doanh nghiệp lại không thể trả được nợ cho Ngân hàng ? Tại sao số lượng nợ xấu lại tăng lên mỗi quý, mỗi năm với số gia cao như vậy ? “Nguyên nhân chính cũng là do quy trình thẩm định có vấn đề.

Đơn giản chỉ cần suy nghĩ như thế này, nếu các bộ phận thẩm định và ra quyết

định chỉ do một bộ phận nắm giữ thì khi đó sẽ mất tính khách quan và còn dễ dàng

mắc phải rủi ro nếu nhân viên trong các bộ phận này “thiếu đạo đức nghề nghiệp”. Đó là điều cực kỳ quan trọng.

Vậy nên kiến nghị các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên tách biệt các bộ phận tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định thành các phòng ban khác nhau. Bên cạnh đó tuyển dụng thật kỹ càng các nhân viên trong các bộ phận này. Điều này có thể tốn thêm một lượng chi phí nhưng bù lại giảm thiểu rủi ro rất nhiều. Vấn đề này tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại làm nhiều vị CFO của các Ngân hàng đau đầu vì những việc này. Thêm vào đó vấn đề bức xúc hiện nay là việc nhận vào làm với lý do quen biết đã làm mất đi tính khách quan khi tuyển dụng. Và dường dư hầu hết tất cả các doanh nghiệp bao gồm cả Ngân hàng tại Việt Nam đang gặp phải điều này.

Kết hợp với những kết quả đã được ghi nhận từ những bài báo cáo, bài luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về những vấn đề quản trị rủi ro danh mục cho vay, chấm điểm

khách hàng để đưa ra một vài kiến nghị cho các nhà quản lý hiện nay là “Hãy sử dụng

các phần mềm, các mô hình một cách đúng đắn,đừng lạm dụng và tin vào nó hoàn toàn.” Dù sao đi nữa nó vẫn chỉ là công cụ dự báo, cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh

những vấn đề về rủi ro tín dụng nói riêng và các vấn đề kinh tế nan giải hiện nay nói chung.

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra trong suốt quá trình giải ngân và thu nợ cũng cần phải được xem trọng. Không những phải cần một lượng nhân viên đầy tính trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp mà còn phải là những người biết chịu tránh nhiệm trước những gì mình đã làm.

Một kiến nghị có chút ngoài lề nhưng có thể sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo Ngân hàng tránh tình trạng nhân viên do chạy theo cái lợi trước mắt của bản thân mà ảnh hưởng xấu đến toàn thể công ty. Đó là hãy đưa ra các mức thưởng cho các nhân viên ở các bộ phân phân tích, ra quyết định … nếu có một quá trình làm việc hiệu quả giúp cho Ngân hàng tránh được tình trạng vỡ nợ của khách hàng.

“Chất lượng tín dụng của người đi vay và giá trị của vật thế chấp không thể có tương quan dương.” - Trích một khía cạnh trong Hiệp Ước Basel II.

Hầu hết các nhân viên tín dụng tại các Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay quan điểm rằng những người có uy tín trong những khoản vay trước kia hoặc sử dụng uy tín trên thương trường của họ có thể sẽ không cần thế chấp tài sản đảm bảo hoặc chỉ thế chấp một phần nhỏ trong giá trị khoản vay. Điều nay cực kỳ nguy hiểm nếu giả sử đồng loạt các người đi vay tín chấp vỡ nợ hàng loạt. Lúc đó các Ngân hàng sẽ không thể nào điều tiết được thị trường cũng như đảm bảo an toàn cho chính bản thân Ngân hàng. Vậy nên một lần nữa kiến nghị các nhà quản trị, quản lý rủi ro, các nhân viên phân tích tín dụng và những người có liên quan nên nhìn nhận đúng vấn đề và liên tục cập nhật những tin tức, tình hình tài chính cũng như những quan điểm mới, những nhận định khách quan từ các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Chương 7. Kết luận.

Bài luận này đưa ra nhiều vấn đề nan giải hiện nay, để quản trị rủi ro một cách tổng quát không phải đơn giản. Với quy mô số liệu nhỏ cùng với khả năng có hạn nên chỉ phân tích được một phần nhỏ trong tổng thể rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Á Châu. Bên cạnh đó những dữ liệu mang tính nội bộ rất khó để thu thập được cho nên bài phân tích này chỉ mở ra những hướng phân tích, tiếp cận những vấn đề cho những nhà quản trị, quản lý rủi ro. Những nhà kinh tế này nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp từ thống kê mô tả, hồi quy đơn giản cho đến các phương pháp tân tiến hơn như VaR, CVaR hay các mô hình Notron Network để phân tích và có một cái nhìn tổng quan nhất về các yếu tố rủi ro tác động đến mảng tín dụng của Ngân hàng nói riêng và các ngành kinh tế nói chung.

Hạn chế lớn nhất trong bài luận này là những con số tính toán được sẽ khó có thể làm các nhà quản trị, các nhà kinh tế sử dụng số liệu đó mà những con số này chỉ có thể dùng để tham khảo.

Dùng để dự báo những con số có thể “xuất hiện” trong tương lai thì bất kỳ phương pháp nào, phương tiện nào đi chăng nữa đều không thể chắc chắn được. Nó chỉ cho chúng ta một ngưỡng có thể chấp nhận được.

Trong khi vấn đề đáng quan tâm hiện nay là mức nợ xấu của Ngân hàng sẽ là con số nào, và điều này phụ thuộc rất lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy một lần nữa, kiến nghị các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nên tách biệt một bộ phận kiểm định khách hàng riêng, có thể thường xuyên tốn một lượng chi phí để thuê các công ty phân tích tài chính độc lập để kiểm định khách hàng, doanh nghiệp muốn được vay tín dụng tại Ngân hàng. Thêm vào đó hãy chọn lựa thật kỹ những người ở những vị trí phân tích này bởi vì đây là điểm mấu chốt, lý do chính mà nợ xấu tăng lên khi rủi ro xảy ra khách hàng, doanh nghiệp không thể trả được khoản vay lúc đầu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần 1: Tài liệu Tiếng Việt

1. Th.S Lê Đức Thọ (2011), Lý thuyết cực trị và ứng dụng trong đo lường rủi ro

tài chính.

2. Nhóm Tác Giả: Huỳnh Thanh Điền, Trần Nguyễn Nguyên Trinh, Trần Thị Bảo

Lộc (2012), Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

3. Trần Mạnh Hà (2010), “ Ứng dụng Value at Risk trong việc cảnh báo và giám

sát rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “, khoa Ngân Hàng - Học Viện Ngân Hàng.

4. Th.S Trần Gia Tùng (2009), Giáo trình: Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

học.

5. PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương, ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Giáo

trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại.

6. Nhóm dịch giả: Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển, Nguyễn Thanh Huyền

(2012), Quản trị rủi ro trong Ngân Hàng.

Phần 2: Tài liệu Tiếng Anh

1. Acerbi, Nordio, Sirtori (2001), Expected Shortfall as a Tool for Financial Risk

Management, AbaxBank - Working Paper.

2. Joel Bessis (2002), Risk Management in Banking, 2nd Edition.

3. Paul Wilmott (2007), Introduces Quantitative Finance 2nd Edition.

4. Jon Danielsson (2011), Financial Risk Forecasting.

5. Edited By Greg N. Gregoriou, The VAR Implementation Handbook.

Các website tham khảo

1. www.wikipedia.com.vn

2. www.thebanker.com

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu (Trang 64 - 68)