B ảng 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 N Ă M 2005 N Ă M
Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 133.360 70.958 62.402 156.450 48.521 107.929 165.816 10.488 155.328 23.090 -22.437 45.527 17,31 -31,62 72,96 9.366 -38.033 47.399 5,99 -78,38 43,92 2. Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ 25.321 70.656 121.861 45.335 179,04 51.205 72,47 3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.044 1.965 3.470 921 88,22 1.505 76,59
4. Ngành xây dựng 5.172 8.601 11.386 3.429 66,30 2.785 32,38
5. Ngành khác 6.710 6.800 7.989 90 1,34 1.189 17,49
Tổng cộng 171.607 244.472 310.522 72.865 42,46 66.050 27,02
Hình 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHNo CHÂU HÀNH TỪ 2004 - 2006
Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo CHÂU THÀNH TỪ 2004 – 2006
v Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ: Doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 là 70.656 triệu tăng 45.335 triệu (179,04%) so năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ là 121.861 triệu tăng 51.205 triệu về số tuyệt đối hay là tăng về số tương đối là 72,47%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã chú trọng đến cho vay doanh nghiệp
tư nhân và hộ kinh doanh cá thể kinh doanh ngành nghề này trong những năm gần đây dẫn đến doanh số cho vay đối tượng này tăng. Doanh số cho vay tăng đưa đến doanh số thu nợ cũng tăng. Hơn nữa, trong thời gian qua các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn làm ăn có kết quả khả quan. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quyết tâm không để nợ quá hạn, giử gìn uy tín để có mối quan hệ vay vốn lâu dài với Ngân hàng.
Ê Tóm lại, nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành nghề đạt doanh số thu nợ cao, tăng dần theo các năm. Đây là tín hiệu tốt trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dung. Điều này chứng tỏ người dân vay tiền Ngân hàng đã có ý thức sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đều đặn và đúng hạn cho Ngân hàng.
c) Phân tích doanh số thu nợ qua 3 năm 2004 - 2006 theo hình thức vay vốn:
Qua phân tích doanh số cho vay theo hình thức vay vốn, ta thấy: trong 3 năm 2004 – 2006 doanh số cho vay thông qua mô hình tổ LDTK&VV mà đặc biệt là tổ hội nông dân chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Chúng ta vẫn chưa thể kết luận cơ cấu cấp tín dụng theo hình thức vay vốn trong thời gian qua tại Ngân hàng là hợp lý hay không nếu như không phân tích doanh số thu nợ theo các hình thức vay vốn này. Phân tích doanh số thu nợ theo hình thức vay vốn giúp Ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng công tác thu nợ theo từng hình thức vay vốn trong thời gian qua đã thật sự tốt hay chưa và trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm tăng cường công tác thu nợ ở hình thức vay vốn nào để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO HÌNH THỨC VAY VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp
- Cho vay trực tiếp
- Cho vay thông qua tổ LDTK&VV
+ Tổ hội nông dân
+ Tổ hội phụ nữ + Tổ đoàn thanh niên
+ Tổ khác (cơ quan, ban ngành)
164.897 31.537 133.360 128.938 4.050 344 28 237.672 81.223 156.449 150.704 5.466 116 163 302.533 136.717 165.816 160.232 5.496 88 0 72.775 49.686 23.089 21.766 1.416 -228 135 44,13 157,55 17,31 16,88 34,96 -66,28 482,14 64.861 55.494 9.367 9.528 30 -28 -163 27,29 68,32 5,99 6,38 0,55 -24,14 -100,00 2. Tín dụng khác 6.710 6.800 7.989 90 1,34 1.189 17,49 Tổng cộng 171.607 244.472 310.522 72.865 42,46 66.050 27,02
Qua bảng số liệu 10 ta thấy, doanh số thu nợ theo hình thức tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ là 237.672 triệu tăng 72.775 triệu (44,13%). Năm 2006, doanh số thu nợ theo hình thức tín dụng này đạt 302.533 triệu tăng 64.861 triệu với tốc độ tăng trưởng là 27,29% so cùng kì năm 2005. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự gia tăng này ta đi vào phân tích 2 hình thức tín dụng đối với hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.
@ Cho vay trực tiếp: Ta thấy doanh số thu nợ theo hình thức cho vay trực tiếp có sự tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ cao. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ cho vay trực tiếp đạt 81.223 triệu tăng về số tuyệt đối là 49.686 triệu hay tăng về số tương đối là 157,55%. Năm 2006, doanh số thu nợ theo hình thức này là 136.717 triệu tăng 55.494 triệu (68,32%). Doanh số thu nợ cho vay trực tiếp qua 3 năm tăng nhanh như phân tích trên chủ yếu là do doanh số cho vay đối tượng doanh nghiệp có sự tăng nhanh qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ đối tượng này tăng. Do đó, doanh số thu nợ theo hình thức tín dụng trực tiếp tăng nhanh qua 3 năm 2004 – 2006.
@ Cho vay thông qua tổ LDTK&VV: Doanh số thu nợ cho vay thông qua tổ LDTK&VV qua 3 năm đều tăng.
v Tổ hội nông dân:
Doanh số thu nợ cho vay thông qua tổ hội nông dân tăng đều qua 3 năm. Năm 2005, doanh số thu nợ là 150.704 triệu tăng 21.766 triệu (16,88%) so năm 2004. Năm 2006, doanh số thu nợ theo hình thức tín dụng này đạt 160.232 triệu tăng về số tuyệt đối là 9.528 triệu hay tăng về số tương đối là 6,32% so cùng kì năm 2005. Mặc dù doanh số thu nợ tăng không cao nhưng đây là sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ phòng tín dụng. Cụ thể, doanh số thu nợ tăng do Ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp sau:
· Ngân hàng đã thường xuyên tổ chức đối chiếu nợ tại các tổ LDTK&VV, kết hợp công tác kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm ngăn chặn kịp thời tiêu cực phát sinh đồng thời không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của BQL tổ sẵn sàng thay đổi BQL mới khi thấy có trường hợp tiêu cực hay khi BQL cũ hoạt động không hiệu quả.
· Từng cán bộ tín dụng rà soát các món nợ đến hạn và quá hạn trên địa bàn quản lý để có kế hoạch thu hồi đồng thời phát hiện kịp thời tiêu cực xãy ra trong tổ LDTK&VV.
· Cán bộ tín dụng tăng cường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực thẩm định món vay để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và quản lý món vay tốt.
· Cuối năm, Ngân hàng tổ chức họp xét thưởng cho những BQL tổ hoạt động tích cực và có hiệu quả. Chính điều này đã tạo phấn khởi cho các BQL cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. BQL tổ tích cực đôn đốc tổ viên sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
v Tổ đoàn thanh niên:
Doanh số thu nợ theo hình thức vay vốn thông qua tổ đoàn thanh niên qua 3 năm đều giảm. Năm 2005, doanh số thu nợ là 116 triệu giảm 228 triệu (66,28%) so năm 2004. Năm 2005, doanh số thu nợ là 88 triệu giảm về số tuyệt đối là 28 triệu hay giảm về số tương đối là 24,14%. Doanh số thư nợ theo hình thức vay vốn qua tổ đoàn thanh niên giảm là do doanh số cho vay qua tổ đoàn thanh niên trong 3 năm 2004 –2006 giảm là điều hoàn toàn hợp lí.
3.2.2.3 Phân tích dư nợ qua 3 năm 2004 - 2006:
Dư nợ có nghĩa là số tiền khách hàng còn thiếu nợ Ngân hàng bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Bên cạnh đó, dư nợ trong hạn càng lớn đòi hỏi CBTD phải tăng cường công tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cao.
a)Phân tích dư nợ qua 3 năm 2004 - 2006 theo thành phần kinh tế:
Phân tích dư nợ theo hành phần kinh tế giúp Ngân hàng biết được dư nợ và xu hướng biến đổi dư nợ đối với từng thành phần kinh tế trong 3 năm 2004 – 2006 tại Ngân hàng. Chúng ta so sánh sự biến đổi này với sự biến đổi về doanh số cho vay đối với từng thành phần kinh tế để đi đến kết luận dư nợ đối với từng
thành phần kinh tế như vậy là hợp lí hay chưa. Từ đó, Ngân hàng có thể đề ra biện pháp hợp lí trong thời gian tới
Nhìn chung, dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Năm 2005 dư nợ là 179.507 triệu tăng 25.242 triệu (16,36%) so năm 2004. Theo kế hoạch Ngân hàng phải đạt dư nợ là 317.000 triệu trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 55% tức 174.350 triệu. Như vậy, năm 2005 Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2006 dư nợ là 191.001 triệu tăng về số tuyêt đối là 11.494 triệu hay là tăng về số tương đối là 6,40% so cùng kì năm 2005. Mặc dù dư nợ năm 2006 tăng so năm 2005 nhưng Ngân hàng vẫn chưa đạt kế hoạch dư nợ ngắn hạn năm 2006 (dư nợ là 353.750 triệu trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 57% tức 201.637,5 triệu). Trong năm 2007, Ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành kế hoạch dư nợ ngắn hạn. Ta thấy, doanh số thu nợ các thành phần kinh tế qua các năm đều tăng đồng thời dư nợ cũng tăng. Điều này phản ánh hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
@ Dư nợ đối với hộ gia đình và cá nhân:
Năm 2005 dư nợ đối với hộ gia đình và cá nhân là 172.260 triệu tăng 29.711 triệu (20,84%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 179.689 triệu tăng 7.429 triệu với tốc độ tăng trưởng là 4,31% so cùng kì năm 2005. Dư nợ đối với hộ gia đình và cá nhân tăng và chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ (năm 2004 là 92,41%, năm 2005 là 95,01%, năm 2006 là 91,62%) vì đây là đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT Châu Thành. Hơn nữa, trong 2 năm 2005, 2006 Ngân hàng tiến hành xử lí nợ rủi ro và tiếp tục cho vay phục hồi sản xuất đối với hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng do đó dư nợ tăng cao là điều hoàn toàn hợp lí. Do địa bàn nông thôn nên Ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tượng này là phù hợp. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ mở rộng cho vay đối với các Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn.
Bảng 11: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - Tiền Giang.
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Hộ gia đình, cá nhân 142.549 172.260 179.689 29.711 20,84 7.429 4,31 2. Công ty TNHH, DNTN 11.716 7.247 11.312 -4.469 -38,14 4.065 56,09 Tổng cộng 154.265 179.507 191.001 25.242 16,36 11.494 6,40
Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
QUA 3 NĂM 2004 - 2006 TẠI NHNo CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
@ Công ty TNHH và DNTN:
Ta thấy, dư nợ qua 3 năm đối với thành phần kinh tế này có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2005, dư nợ là 7.247 triệu giảm 4.469 triệu (38,14%) so 2004. Năm 2006, dư nợ tăng lên đến 11.312 triệu tăng 4.065 triệu với tốc độ tăng trưởng là là 56,09% so cùng kì năm 2005. Dư nợ cho vay Cty TNHH và DNTN năm 2005 giảm so năm 2004 là do doanh số thu nợ năm 2005 tăng cao so năm 2004 tới 156,21% (do trong năm Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để hoàn thành chỉ tiêu NHNo Tỉnh giao). Dư nợ năm 2006 tăng so năm 2005 là do Ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp, các hộ kinh doanh lớn trên địa bàn để đầu tư có hiệu quả, đẩy mạnh công tác cho vay để tăng trưởng dư nợ đạt chỉ tiêu theo kế hoạch được giao.
b)Phân tích dư nợ qua 3 năm 2004 - 2006 theo ngành nghề:
Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế cho ta thấy dư nợ theo từng thành phần kinh tế là hợp lí hay chưa hợp lí nhưng các thành phần kinh tế này đầu tư vào nhiều nhành nghề khác nhau. Chúng ta tiến hành phân tích dư nợ theo ngành nghề để biết được tương ứng với từng ngành nghề mà các thành phần kinh tế trong huyện đầu tư đã có sự biến đổi dư nợ trong những năm qua là hợp lí hay không hợp lí. Từ đó, Ngân hàng có biện pháp thích hợp đối với từng ngành nghề để sự biến đổi dư nợ phù hợp hơn với sự biến đổi của doanh số cho vay trong những năm tiếp theo.
Tình hình dư nợ tại Ngân hàng theo ngành nghề được thể hiện qua bảng số liệu 12. Ta thấy, dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Sự gia tăng này do tác động chủ yếu của ngành nông nghiệp và ngành thương nghiệp dịch vụ. Tình hình dư nợ theo ngành nghề tăng được thể hiện cụ thể qua các ngành nghề như sau:
Ø Ngành nông nghiệp:
Nhìn chung, dư nợ qua 3 năm ngành nông nghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều, tốc độ tăng năm 2006 nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2005. Năm 2005, dư nợ ngành nông nghiệp là 145.810 triệu tăng 18.175 triệu (14,24%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ ngành nông nghiệp là 147.756 triệu tăng về số tuyệt đối là 1.946 triệu hay tăng về số tương đối là 1,33%. Tốc độ tăng dư nợ ngành nông nghiêp năm 2006 không cao chủ yếu là do tác động của ngành chăn nuôi.
Bảng 12: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-2006
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện ChâuThành - TG
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 127.635 19.717 107.918 145.810 3.936 141.874 147.756 27.123 120.633 18.175 -15.781 33.956 14,24 -80,04 31,46 1.946 23.187 -21.241 1,33 589,10 -14,97 2. Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ 18.581 29.664 32.230 11.083 59,65 2.566 8,65
3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 665 420 808 -245 -36,84 388 92,38
4. Ngành xây dựng 6.392 1.991 8.715 -4.401 -68,85 6.724 337,72