Ảng 16: DƯ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO HÌNH THỨC VAY VỐN QUA 3 NĂM 2004-

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN (Trang 61 - 64)

Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện ChâuThành - TG

SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Số tiền % Số tiền %

1. Tín dụng hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp

- Cho vay trực tiếp

- Cho vay thông qua tổ LDTK&VV + Tổ hội nông dân

+ Tổ hội phụ nữ + Tổ đoàn thanh niên

+ Tổ khác (cơ quan, ban ngành)

161 0 161 161 0 0 0 289 21 268 242 26 0 0 1.796 238 1.558 1.389 169 0 0 128 21 107 81 26 0 0 79,50 100,00 66,46 50,31 100,00 0,00 0,00 1.507 217 1.290 1.147 143 0 0 521,45 1.033,33 481,34 437,97 550,00 0,00 0,00 2. Tín dụng khác 0 0 10 0 0,00 10 100,00 Tổng cộng 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91 Đvt: Triu đồng

Qua bảng số liệu 16 ta thấy, dư nợ quá hạn theo hình thức vay vốn qua 3 năm 2004 – 2006 tập trung ở hình thức cho vay thông qua tổ LDTK&VV đặc biệt là cho vay thông qua tổ hội nông dân.

ü Cho vay trực tiếp: Dư nợ quá hạn qua 3 năm đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2005, dư nợ quá hạn là 21 triệu tăng 21 triệu so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn cho vay trực tiếp tăng khá cao lên đến 238 triệu tăng vế số tuyệt đối là 217 triệu hay là tăng về số tương đối là 1.033,33% so cùng kì năm 2005. Tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay trực tiếp / doanh số cho vay theo hình thức này qua 3 năm tăng, năm 2004 tỉ lệ này là 0,00%, năm 2005 là 0,02%, năm 2006 là 0,16%. Dư nợ quá hạn cho vay trực tiếp qua 3 năm tăng chủ yếu tập trung ở bộ phận cho vay hộ nông dân sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong những năm qua.

ü Cho vay thông qua tổ LDTK&VV:

Dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ LDTK&VV qua 3 năm đều tăng trong đó tốc độ tăng năm 2006/2005 tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Dư nợ quá hạn cho vay theo hình thức này tăng cao chủ yếu do dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân tăng cao. Năm 2005, dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân là 242 triệu tăng 81 triệu (50,31%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn hình thức cho vay này tăng lên đến 1.389 triệu tăng vế số tuyệt đối là 1.147 triệu hay tăng vế số tương đối là 473,97%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân / doanh số cho vay theo hình thức vay vốn này qua 3 năm cũng tăng, năm 2004 là 0,12%, năm 2005 là 0,14%, năm 2006 là 0,85%. Dư nợ quá hạn cho vay thông qua tổ hội nông dân tăng cao là do:

› Doanh số cho vay qua tổ hội nông dân qua 3 năm tăng cao và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.

› Hộ nông dân làm ăn gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan phải để nợ quá hạn tại Ngân hàng.

› Các tổ trưởng, tổ phó thiếu đôn đốc trong khâu thu hồi nợ đến hạn. › Giao thông đi lại trên địa bàn huyện khó khăn ảnh hưởng đến công tác thông báo nợ và đôn đốc nợ đến hạn của cán bộ tín dụng đôi lúc còn hạn chế chưa sâu sát đến từng món vay.

› Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản

bệnh,… thu nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

› Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT huyện Châu Thành - Tiền Giang khá rộng. Số lượng khách hàng đông nên đôi lúc biểu hiện quá tải trong công tác quản lý nợ của cán bộ tín dụng nên công việc kiểm tra giám sát vốn vay có phần bị

ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cao. › Đối với nông dân huyện Châu Thành, đa số trình độ tổ chức sản xuất

còn thấp. Người dân chỉ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém. Sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh trên thị trường dẫn đến thua lỗ kéo dài. Ngoài ra, người dân làm ăn chưa hiệu quả một phần là do trình độ dân trí thấp. Người dân không thể nắm bắt được thị trường đang cần gì để sản xuất mà chỉ chạy theo cao trào nên khi thấy sản phẩm, cây trồng vật nuôi nào trên thị trường đang tăng giá thu hút được nhiều người đầu tư vào thì ngay lập tức họ cũng chạy theo kinh doanh loại sản phẩm hay trồng cây trồng, chăn nuôi những vật nuôi nói trên. Với sự kinh doanh đồng loạt như vậy họ vô tình không biết rằng chính mình đã làm cho cung vượt cầu và điều tất yếu là giá cả các mặt hàng trên sẽ giảm xuống. Do đó, mặc dù trúng mùa nhưng thu nhập của họ vẫn không khả quan. Do đó, hộ nông dân trên đia bàn huyện Châu Thành nên thực hiện theo câu nói không bao giờ trở nên lạc hậu “Bước chân xuống ruộng đã thấy thị trường”. Nếu hộ nông dân có cái nhìn đúng đắn về nhu cầu sản phẩm của mình trong tương lai thì quyết định đầu tư hôm nay chắc chắn sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.

Dư nợ quá hạn tổ hội phụ nữ và tổ đoàn thanh niên mặc dù qua 3 năm có tăng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ quá hạn là do doanh số cho vay đối tượng này chiếm tỉ lệ thấp. Bên cạnh đó, các đối tượng này có nguồn thu nhập ổn định trả nợ Ngân hàng.

{ Tóm lại, tình hình nợ quá hạn qua 3 năm tại Ngân hàng đều tăng. Trong những năm tới Ngân hàng cần phải tăng cường công tác quản lý nợ đến hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.

3.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành trong 3 năm 2004 –2006: Thành trong 3 năm 2004 –2006:

A Chỉ tiêu vốn huy động tại chỗ / tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực huy động vốn tại chỗ tại Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chi phí huy động vốn sẽ thấp, huy động vốn đạt kết quả cao Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN (Trang 61 - 64)