SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Nă m 2005 N ă m 2006 S ố ti ề n % S ố ti ề n %

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN (Trang 55 - 61)

B ảng 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-

SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Nă m 2005 N ă m 2006 S ố ti ề n % S ố ti ề n %

1. Hộ gia đình, cá nhân 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91 2. Công ty TNHH, DNTN 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91 Đvt: Triệu

Qua bảng số liệu 14 ta thấy, dư nợ quá hạn tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 dư nợ quá hạn là 289 triệu tăng 128 triệu (79,50%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn là 1.806 triệu tăng 1.517 triệu với tốc độ tăng trưởng là 524,91% so cùng kì năm 2005. Tỉ lệ nợ quá hạn / doanh số cho vay qua 3 năm tại Ngân hàng cũng tăng (năm 2004 là 0,08%, năm 2005 là 0,11%, năm 2006 là 0,56%). Dư nợ quá hạn chỉ xuất hiện ở thành phần kinh tế là hộ gia đình, cá nhân (tỉ lệ nợ quá hạn / doanh số cho vay HGĐ – CN tăng qua 3 năm, năm 2004 tỉ lệ này là 0,09%, năm 2005 là 0,13%, năm 2006 là 0,72%) còn khối doanh nghiệp không xuất hiện nợ quá hạn. Cty TNHH và DNTN chưa phát sinh nợ quá hạn là do Ngân hàng đầu tư, cho vay có chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trả nợ, thời hạn cho vay ngắn. Ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các thành phần kinh tế này. Dư nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân năm 2006 tăng cao là do:

B Hộ nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ như giá đầu vào tăng, giá bán bấp bênh,…dẫn đến hộ nông dân làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ Ngân hàng.

B Nợ quá hạn tập trung ở dư nợ cho vay cán bộ công nhân viên không quan tâm khi nợ đến hạn và hộ dân vay sửa chữa nhà ở nguồn thu nhập không ổn định nên không có khả năng trả nợ đúng hạn.

B Công tác theo dõi nợ đến hạn của CBTD chưa kịp thời. CBTD chưa nắm bắt được khả năng trả nợ hộ vay, xử lí nợ quá hạn chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn.

B Một số hộ vay chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh doanh thua lỗ, kinh tế gia đình đang gặp khó khăn tạm thời, chưa có nguồn trả nợ vay Ngân hàng. Một số hộ phải vay ngoài để trả nợ Ngân hàng trong lúc đó Ngân hàng đang gặp khó khăn về nguồn vốn chậm cho vay ra nên các hộ vay để nợ quá hạn tạm thời.

B Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

B Một số khách hàng không lo làm ăn. Đối tượng này không có tâm lí chủ động trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn mà trong chờ vào sự gia hạn nợ, điều

b ) Phân tích dư nợ quá hạn qua 3 năm theo ngành nghề:

Qua phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, ta thấy dư nợ quá hạn chỉ tập trung ở HGĐ – CN. Nhưng HGĐ – CN đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau nên nếu chỉ phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta không biết được thật sự dư nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở ngành nào. Phân tích dư nợ quá hạn theo ngành nghề giúp Ngân hàng biết được điều đó từ đó đề ra biện pháp tích cực giảm dư nợ quá hạn ngành nghề đó trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng.

Qua bảng số liệu 15, ta thấy nợ quá hạn qua các năm theo ngành nghề tăng chủ yếu tập trung ở ngành nông nghiệp còn các ngành khác như thương nghiệp, thương mại dịch vụ; cho vay khác chiếm tỉ trọng không đáng kể. Một số ngành như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và ngành xây dựng qua 3 năm không xuất hiện nợ quá hạn. Sau đây, chúng ta đi vào phân tích chi tiết từng ngành nghề để thấy rõ thực trạng dư nợ quá hạn của từng ngành nghề qua 3 năm.

v Ngành nông nghiệp:

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ quá hạn ngành nông nghiệp qua 3 năm đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, tốc độ tăng năm 2006/2005 nhanh hơn năm 2005/2004. Cụ thể, năm 2005 dư nợ quá hạn là 268 triệu tăng 107 triệu (66,46%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn ngành nông nghiệp lên đến 1.558 triệu tăng 1.290 triệu (481,34%) so năm 2006. Tỉ lệ nợ quá hạn ngành nông nghiệp / doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua 3 năm tăng, năm 2004 tỉ lệ này là 0,11%, năm 2005 là 0,15%, năm 2006 là 0,93%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành nông nghiệp / doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2006 tăng cao chủ yếu là do dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi năm 2006 tăng cao.

A Ngành trồng trọt:

Dư nợ quá hạn qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2005, dư nợ quá hạn là 23 triệu giảm 20 triệu (46,51%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn ngành trồng trọt tăng lên đến 135 triệu. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành trồng trọt / doanh số cho vay ngành trồng trọt qua 3 năm tăng, năm 2004 là 0,07%, năm 2005 là 0,07%, năm 2006 là 0,40%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành trồng trọt /

Bảng 15: DƯ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-2006

Đvt: Triu đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện ChâuThành - TG

SO SÁNH 2005/2004 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 161 43 118 268 23 245 1.558 135 1.423 107 -20 127 66,46 -46,51 107,63 1.290 112 1.178 481,34 486,96 480,82 2. Ngành thương nghiệp, thương mại

dịch vụ 0 21 238 21 100,00 217 1.033,33

3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp 0 0 0 0 0,00 0 0,00

4. Ngành xây dựng 0 0 0 0 0,00 0 0,00

5. Ngành khác 0 0 10 0 0,00 10 100,00

Tổng cộng 161 289 1.806 128 79,50 1.517 524,91

Ä Năm 2006, trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây thiệt hại nặng nề đến vụ mùa của bà con. Vụ lúa năm 2006, nông dân huyện nhà bị mất mùa nghiêm trọng. Một số hộ có lúa bị tiêu hủy do dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá này. Hơn nữa, vào thời điểm này lúa lại rớt giá một số hộ chờ giá tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng.

Ê Một số hộ vay cải tạo vườn (chủ yếu ở Ngân hàng trung tâm) trong những năm đầu chưa mang lại hiệu quả chưa có nguồn thu để trả nợ Ngân hàng.

Ê Quá trình sản xuất kinh doanh của người dân là tự phát, đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Vì vậy, khi bà con nông dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Hộ nông dân không có đủ điều kiện để tồn trữ chờ khi giá tăng cũng như tự tìm cho mình đầu ra tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lí nên đành bán sản phẩm của mình với giá rẻ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 là khá lớn.

Ê Hiện tại, phòng tín dụng còn thiếu nhân sự. Công việc của cán bộ tín dụng trở nên quá tải. Hiện nay, phòng tín dụng vẫn có trường hợp một cán bộ tín dụng phải phụ trách hai địa bàn. Lượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân giao dịch đông nên việc quản lý nợ trên địa bàn chưa chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A Ngành chăn nuôi: Dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi tăng liên tục qua 3 năm và chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2005, dư nợ quá hạn là 245 triệu tăng 127 triệu (107,63%) so năm 2004. Năm 2006, dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi là 1.423 triệu tăng 1.178 triệu, tốc độ tăng trưởng là 480,82% so cùng kì năm 2005. Tỉ lệ dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi / doanh số cho vay ngành chăn nuôi qua 3 năm 2004 – 2006 cũng tăng, năm 2004 tỉ lệ này là 0,14%, năm 2005 là 0,17%, năm 2006 là 1,06%. Dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với ngành trồng trọt và tỉ lệ dư nợ quá hạn / doanh số cho vay tăng trong 3 năm qua là do:

Ê Kinh tế hộ trong huyện Châu Thành thiên về chăn nuôi hơn trồng trọt. Do đó, doanh số cho vay ngành chăn nuôi trong những năm qua cao hơn ngành trồng trọt.

Ê Thời gian qua trên địa bàn huyện xuất hiện dịch lở mồm long móng ở heo và ảnh hưởng nặng nề dịch cúm gia cầm năm 2004 gây thiệt hại lớn cho bà con. Do đó, năm 2006 Ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ rủi ro đối với các hộ này. Theo báo cáo sơ bộ dịch cúm gia cầm năm 2004 có 6 xã bị ảnh hưởng (Tân Hội Đông, Tân Lí Đông, Long An, Vĩnh Kim, Điềm Hy, Long Định ) gồm 46 hộ vay dư nợ là 2.394 triệu. Điều này đã làm cho sang năm 2005 và 2006 dư nợ quá hạn ngành chăn nuôi tăng cao.

Ê Heo tạ đang xuống giá. Các hộ chăn nuôi chờ giá tạm thời để nợ quá hạn Ngân hàng.

Ê Giá cả thức ăn trong những năm qua cũng tăng cao như nhiều mặt hàng khác ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của người nông dân.

v Ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ:

` Qua bảng số liệu ta thấy: dư nợ quá hạn ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 dư nợ quá hạn là 21 triệu tăng 21 triệu (100,00%) so năm 2004. Năm 2006 dư nợ quá hạn ngành này là 238 triệu tăng về số tuyệt đối là 217 triệu hay tăng về số tương đối là 1.033,33%. Tỉ lệ dư nợ quá hạn / doanh số cho vay ngành này cũng tăng qua 3 năm (năm 2004 là 0,00%, năm 2005 là 0,04%, năm 2006 là 0,34%). Dư nợ quá hạn ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ chỉ tập trung thành phần kinh tế hộ kinh doanh cá thể (DNTN không có nợ quá hạn). Trong những năm qua hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành dẫn đến làm ăn không hiệu quả phải tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng.

c) Phân tích dư nợ quá hạn qua 3 năm theo hình thức vay vốn:

Qua phân tích doanh số cho vay theo hình thức vay vốn, ta thấy doanh số cho vay qua tổ hội nông dân chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng. Chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hình thức vay vốn này đạt chất lượng hay không nếu chúng ta chưa phân tích dư nợ quá hạn theo hình thức vay vốn. Phân tích dư nợ quá hạn theo hình thức vay vốn giúp ta thấy được cơ cấu nợ quá hạn theo hình thức vay vốn có phù hợp với cơ cấu doanh số cho vay tại Ngân hàng trong 3 năm qua hay không. Từ đó, Ngân hàng có thể đề ra chính sách hợp lí nhằm giảm nợ quá hạn các hình thức vay vốn trong thời gian

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN (Trang 55 - 61)