Năng lực tài chính của VPBank:

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh (Trang 47 - 50)

IV. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank hiện nay:

3.1Năng lực tài chính của VPBank:

3. Đánh giá Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank :

3.1Năng lực tài chính của VPBank:

Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2005- 2008

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 55.583 113.420 226.721 142.581 Vốn chủ sở hữu 337.363 835.619 2.180.834 2.394.7 Tổng tài sản 6.909.163 10.159310 18.137.443 18.587.000

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank giai đoạn 2004-2008

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy Lợi nhuận sau thuế của NH tăng dân theo các năm , tăng mạnh nhất là năm 2007, cho đến năn 2008 do nền kinh tế gặp khó khăn nên lợi nhuận của NH giảm đáng kể. vốn chủ sở hữu cũng giảm tỷ lệ nhất định so với năm 2007. Đánh dấu một năm khó khăn của NH trong hoạt đọng kinh doanh của Mình.

* khả năng sinh lời:

Bảng 11: Nhóm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời của VPBank

Đơn vị: tỷ lệ phần trăm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

ROE 0.91% 1.12 % 17.63 %

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008

ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) hay của vốn chủ sở hữu (ROE). Qua số liệu trong các năm 2005 – 2007 ta thấy rằng LNST năm 2006 tăng 204% so với 2005 trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản của năm 2006 so với 2005 là 166% do đó, ROA (LNST/Tổng TS) năm 2006 đã tăng cao hơn so với năm 2005; Cũng như vậy tốc độ tăng của LNST năm 2007 là 198% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 179%, do đó ROA năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006. Như vậy ta thấy rằng Khả năng sinh lời của tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần trong các năm, phản ánh rằng VP Bank đã và đang khai thác tốt hiệu quả của tài sản

* Tỷ lệ an toàn :

Tỷ lệ an toàn vốn của VPbank duy trì theo đúng quy định của Ngân Hàng Nhà nước, cụ thể tỷ lệ hoàn vốn của VPBank là:

Bảng 12 : Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của VPBank:

Đơn vị : tỷ lệ phần trăm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ an toàn vốn 15% 26% 21% 24 % Tỷ lệ về khả năng chi trả 108% 332% 126% 181 % Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung hạn và

dài hạn

0.4% 2.66% 18,7 % 20,2%

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank 2005-2008

Trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì các tỉ lệ an toàn theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động của VPBank khá ổn định, điều đó sẽ làm cho khả năng chống đỡ với những rủi ro, tổn thất của ngân hàng sẽ tốt hơn. Để đạt được điều đó, là một bài toán đối với ngân hàng để không

những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, vừa phải tuân thủ đúng qui định của Ngân hàng nhà nước, vừa phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tỉ lệ khả năng chi trả là chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả của doanh nghiệp, khi khả năng chi trả càng cao sẽ càng tạo được uy tín đối với đối tác nhưng nếu tỉ lệ khả năng chi trả quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Có thể nói, trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì tốt các tỉ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, nhưng tỉ lệ đó là bao nhiêu thì hợp lí lại là bài toán khó đối với nhà hoach định định chính sách của VPBank.

3.2Thị Phần:

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mục tiêu phấn đấu năm 2010 VPBank sẽ có 210 điểm giao dịch trên toàn quốc. quyết tâm khẳng định vị trí Ngân Hàng bán lẻ Hàng đầu tại Việt Nam.

3.3 Nguồn nhân lực:

Sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng. Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao”. Để có được người dự bị, trở thành lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết, Các ngân hàng trong nước đã ráo riết tìm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. ngân hàng VPBank đều thành lập trung tâm đào tạo. Tùy theo nhu cầu, ngân hàng này còn phân loại để gửi nhân viên tham gia những khóa đào tạo trong và ngoài nước.

Năm 2007 VPBank , Techcombank và MB. đã đầu tư xây dựng trường học đa ngành ( Đại Học Đại Nam -Trường có địa chỉ tại tòa nhà HESCO, Km10 đường Nguyễn Trãi, TP.Hà Đông, tỉnh Hà Tây.), trong đó có chuyên khoa tài chính - ngân hàng để đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho chính VPBank. Tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn dưới dạng ngân hàng mô phỏng, được thực tập để nắm kiến thức thực tiễn. Dự kiến, trường này sẽ tuyển khóa đầu tiên khoảng 300 sinh viên vào năm học 2007 - 2008. Cũng với mong muốn đưa kiến thức thực tế về hoạt động ngân hàng vào giảng đường, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh (Trang 47 - 50)