Đánh giá năng lực cạnh tranh của Các NHTM:

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh (Trang 56 - 61)

IV. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank hiện nay:

4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Các NHTM:

Bảng 14 : Đầu tư chiến lược tại các Ngân hàng Việt Nam 2008

NHTM cổ phần NH Nước Ngoài Ngày Công bố Tỷ lệ đầu tư Tổng tài sản (Nghìn tỷ đồng)

1 Sacombank ANZ Bank 24-3-2005 10% 75

2 NH Á Châu Standard Chartered 24-7-2008 15% 103 3 Techcombank HSBC 7-8-2008 20% 51.8 4 VPBank OCBC 4-8-2008 15% 20.4 5 NH phương BNP 17-6-2006 10% 10.7

Đông Paribas 6 NH Phương Nam UOB 25-1-2007 10% 17.6 7 HaBuBank Deutsche Bank 1-2-2007 10% 16.5 8 EximBank Sumitomo Mitsui 31-7-2007 15% 44.4 9 An Bình Bank May Bank 28-5-2008 15% 15.6 10 SeaBank Societe Generale 18-8-2008 15% 19.6

Nguồn: Nghiên cứu tình hình kinh tế Việt nam- Bộ công thương -2008

Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.

Đơn vị tổ chức mong muốn sẽ duy trì một bảng xếp hạng doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống Kê như: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, số lao động… kết hợp với điều tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí được công bố công khai, đảm bảo tính khoa học, khách quan và độc lập. Vì vậy, doanh nghiệp không phải nộp bất cứ khoản phí nào để được lọt vào bảng xếp hạng cũng như không thể có tác động nhằm thay đổi kết quả nghiên cứu xếp hạng ngoài việc sẵn sàng công khai, minh bạch thực lực của doanh nghiệp mình.

VPBank đứng ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ đầu tư là 15% , tổng vốn là 20.4 nghìn tỷ đồng. Được đánh giá là một trong những ngân hàng , hàng đầu ở việt Nam.

VPBank không ngừng nâng cao chất lượng và tỷ lệ đầu tư của mình để giữ vị trí chiến lược. Giúp ngân hàng ngày một vững mạnh hơn, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay.

Mới đây VNR500 tung ra bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.Mục đích của việc xây dựng bảng xếp hạng VNR500 nhằm:

Phát triển VNR500 - bảng xếp hạng TOP500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - trở thành biểu tượng có uy tín quốc gia và quốc tế. Xây dựng câu lạc bộ VNR500 trở thành câu lạc bộ của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, là cầu nối đưa doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế xứng đáng với vị trí đẳng cấp mà các doanh nghiệp đạt được. Đồng thời, khuyến khích động viên các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng những chuẩn mực trong quản trị kinh doanh, các cam kết đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng.

Bảng 15 : Xếp hạng các Doanh nghiệp trong khối ngành tài chính- Ngân hàng Xếp hạng trong ngành Xếp hạng trong VNR500

Tên công ty Mã số thuế

1 3 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam 0100233488

2 8 Ngân Hàng Thương Mại CP Á Châu 0301452948

3 13 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 0301103908

4 16 Ngân Hàng Thương Mại CP Kỹ Thương Việt Nam 0100230800

5 24 Ngân Hàng Thương mại CP Phương Nam 0301167027

6 29 Ngân Hàng Thương Mại CP Đông Á 0301442379

7 37 Ngân Hàng Thương Mại CP Nhà Hà Nội 0100283721

8 73

Ngân Hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

VN (VPBank) 0100233583

10 93 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 0300610408

11 152 Ngân Hàng Thương Mại CP Bắc Á 2900325526

12 255 Ngân Hàng TMCP Việt Á 0302963695

13 309 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á 0300872315

Nguồn:Theo xếp hạng VNR500- 500 doanh nghiệp lớn nhất việt nam các doanh nghiệp ngành Ngân hàng – Tài Chính

Theo bảng xếp hạng VNR500 thì VPBank đứng vị trí thư 73 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam và đứng 8 trong khối ngành Ngân hàng tài chính. Đây được coi là một đánh giá quan trọng giúp khẳng định vị trí của VPBank trên thị trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của VPBank so với các Ngân hàng khác.

5. Một số hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank:

5.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của NHTM:

Năm 2008 có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành Ngân hàng. Đặc biệt là những tháng đầu năm lãi suất tăng cao; tỷ giá, giá vàng, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng nhiều biện pháp để điều hành nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường tiền tệ diễn biến bất thường cùng với những tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng của việc tăng trưởng tín dụng nóng, tăng qui mô và màng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Đến cuối năm 2008, mặc dù một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTMCP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng, song tốc độ đã chậm lại. Hoạt động của các ngân hàng chủ yếu là tập trung huy động vốn để cân đối nguồn và

đảm bảo khả năng thanh khoản, bảo đảm an toàn của từng ngân hàng và toàn hệ thống.

Đến 31/10/2008 so với 31/12/2007: Tổng tài sản của các NHTMCP đạt 228.497 tỷ đồng, tăng 5,5%; Nguồn vốn huy động đạt 154.087 tỷ đồng, tăng 35%; Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 109.464 tỷ đồng, tăng 16,8%; Chênh lệch thu nhập – chi phí là 3.141 tỷ đồng, bằng 98,5% năm 2007. Hiện nay, các NHTMCP ở Hà Nội vẫn thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của các NHTMCP cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại sau đây:

- Những ngân hàng hoạt động mạnh, “sống dựa” trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng sử dụng vốn thị trường 2 vào thị trường 1, khi có khó khăn, một số ngân hàng rút vốn làm cho các ngân hàng này bị động, lúng túng trong việc điều hành thanh khoản, vay mượn lẫn nhau làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên đến 40%/năm.

- Hoạt động ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi nhiều về cơ cấu lãi suất. Do huy động vốn khó khăn, hầu hết các ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nhiều ngân hàng ở một số thời điểm đã tăng lãi suất quá cao sát trần lãi suất cho vay, làm thị trường tiền tệ lộn xộn, khách hàng chuyển dịch tiền lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và “làm giá” với ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,26% tăng 1,15% so với cuối năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu đó tuy không cao nhưng số tuyệt đối khá lớn, rủi ro tín dụng cũng đang gia tăng vì lãi suất cho vay cao.

- Các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển chậm, có những ngân hàng đã triển khai nhiều nghiệp vụ và dịch vụ hiện đại nhưng phần lớn không phát triển được, đặc biệt là các nghiệp vụ như bao thanh toán, Future, Option. Các ngân hàng chưa kết nối rộng rãi hệ thống thanh toán thẻ trong nước cũng như với các tổ chức thẻ

quốc tế, do đó chưa phát huy được hết những tiện ích của thẻ, gây lãng phí nguồn lực ở ngân hàng, chưa thực sự tiện ích cho khách hàng. Một số ngân hàng đã đầu tư khá lớn vào hệ thống ATM, nhưng chất lượng dịch vụ chưa tốt nên hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w