Những hạn chế nghiên cứu.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 62 - 68)

giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4.4.1. Những hạn chế nghiên cứu.

Chưa khái quát được mối liên hệ giữa lạm phát và lãi suất dưới dạng một quy luật cụ thể. Điều này làm cho công tác dự báo đánh giá gặp nhiều khó khăn.

Chưa xác định được các mức ảnh hưởng của lãi suất đến lạm phát. Các đánh giá chỉ mang tính tương đối.

Phân tích các biện pháp kiềm chế lạm phát còn mang tính chủ quan, chưa đưa ra được chứng thực cho các kết luận.

4.4.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát.

Tiếp tục làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất thông qua nghiên cứu thực tế và khái quát thành quy luật biểu hiện cụ thể.

Tìm ra các mức lãi suất thích hợp để vừa có tác dụng kích thích đầu tư, lại vừa là công cụ hữu hiệu kiềm chế lạm phát.

Nghiên cứu và bổ sung các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, làm cho nó trở nên thực sự tối ưu, hiệu quả trong cuộc chiến chống lạm phát.

Đề xuất mức lạm phát hợp lý phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và ổn định vĩ mô kinh tế.

Nắm bắt được quy luật biến động giữa lạm phát và lãi suất sẽ giúp chính phủ điều hành nền kinh tế một cách hiệu quả hơn. Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, đề tài đã đưa ra một số đề xuất đóng góp một phần nhỏ cho hệ thống các giải pháp về kiềm chế lạm pháp – vấn đề nóng bỏng không chỉ của một bộ phận, một ngành hay một lĩnh vực kinh tế mà là của toàn xã hội.

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát thông qua các lí thuyết, các mô hình đã giúp chúng em phần nào hiểu được tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế, có một cách nhìn tổng hợp hơn để từ đó có thể rút ra được những bài học, những kinh nghiệm đối với bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Giáo trình kinh tế học vĩ mô – NXB Giáo dục

2. Giáo trình kinh tế học – trường ĐH Kinh tế quốc dân

3.www.vietbao.vn

5.www.tailieu.vn

6.www.gso.gov.vn

7.www.vietnamnet.vn

8.www.sbv.gov.vn

9. Nghị quyết số 10/2008/NQ – CP ngày 17/4/2008 của chính phủ

10.Lê Quốc Lý.Lạm phát-hành trình và giải pháp chống lạm phát của Việt Nam. NXB Tài Chính 2005.

11.Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ.ĐH Thương Mại. 12.David Begg. Kinh tế học. NXB Thống kê 2008.

13.Nguyễn Văn Công. Bàn về tỷ lệ lạm phát tối ưu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Số 3. 2005

PHỤ LỤC

Bảng 2: tốc độ tăng GDP và lạm phát

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

GPD(%) 7.79 8.44 8.17 8.48 7.2

Lạm phát (%) 9.4 8.3 7.5 12.6 19.4

Nguồn : Tổng cục thống kê

Bảng 4: Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ các năm trước và so với tháng 12 của các năm trước (100%)

Năm CPI so với tháng trước CPI so với tháng 12 năm trước

tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 1 tháng 2 tháng 3 2004 101.1 103.0 100.8 101.1 104.1 104.9 2005 101.1 102.5 100.1 101.1 103.6 103.7 2006 101.2 102.1 99.5 101.2 103.3 102.8 2007 101.05 102.17 99.78 101.5 103.24 103.02 2008 102.38 103.56 102.99 102.38 106.02 109.19 Nguồn : Tổng cục thống kê.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 62 - 68)