Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm
3.3.2.1. Thực trạng và nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
đoạn hiện nay.
* Tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được cho dưới bảng số liệu sau :
Tháng trước = 100% Tháng 1 100,4 100,3 101,1 100,9 101,1 101,1 101,2 101,1 102.4 Tháng 2 101,6 100,4 102,2 102,2 103,0 102,5 102,1 102,2 103.6 Tháng 3 98,9 99,3 99,2 99,4 100,8 100,1 99,5 99,8 103.0 Tháng 4 99,3 99,5 100,0 100,0 100,5 100,6 100,2 100,5 102.2 Tháng 5 99,4 99,8 100,3 99,9 100,9 100,5 100,6 100,8 103.9 Tháng 6 99,5 100,0 100,1 99,7 100,8 100,4 100,4 100,9 102.1 Tháng 7 99,4 99,8 99,9 99,7 100,5 100,4 100,4 100,9 101.1 Tháng 8 100,1 100,0 100,1 99,9 100,6 100,4 100,4 100,6 101.6 Tháng 9 99,8 100,5 100,2 100,1 100,3 100,8 100,3 100,5 100.2 Tháng 10 100,1 100,0 100,3 99,8 100,0 100,4 100,2 100,7 99.8 Tháng 11 100,9 100,2 100,3 100,6 100,2 100,4 100,6 101,2 99.2 Tháng 12 100,1 101,0 100,3 100,8 100,6 100,8 100,5 102,9 99.3 Bình quân tháng 100,0 100,1 100,3 100,2 100,8 100,7 100,5 101,0 101,5 Tháng 12 năm báo cáo so với
tháng 12 năm trước 99,4 100,8 104,0 103,0 109,5 108,4 106,6 112,6 119,9 Năm trước =100 98,4 103,9 103,1 107,8 108,3 107,5 108,3 123,0 Năm 2000 =100 100,0 104,3 107,6 115,9 125,5 134,9 146,3 179,6
Bảng 1. Chỉ số CPI trong những năm gần đây (nguồn : TCTK)
*Nguyên nhân gây ra lạm phát
Sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn tạo nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời đã kéo theo sự tăng lên không ngừng trong mức giá. Mặt khác, do năng lực sản xuất (tổng cung) tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng kinh tế .
Hình 3.3 . Đồ thị mô tả sự dịch chuyển tổng cung và tổng cầu trong dài hạn
Trong dài hạn, đường tổng cung dịch chuyển sang phải khi năng lực sản xuất tăng lên nhờ các yếu tố nguồn lực đầu vào tăng. Ở Việt Nam, các nguồn lực này tăng rất nhanh, đặc biệt là nguồn vốn (năm 1996 mới chỉ đạt 76,450 nghìn tỷ đồng, đến năm 2006, đã tăng lên đến 398,900 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 5 lần) và lao động (năm 1996, số lao động thường xuyên có việc làm là 33,978 triệu người, đến năm 2006, đạt 42,542 triệu người), những năm gần đây, mỗi năm tăng thêm 1,5 triệu việc làm. Đường tổng cầu cũng dịch chuyển sang phải qua các năm vì: tiêu dùng hộ gia đình (C) tăng (năm 1996 là 202,509 nghìn tỷ đồng; năm 2006, đạt 679,706 nghìn tỷ đồng; năm 2007, đạt 726,1 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 3 lần); đầu tư (I) tăng nhanh (như đã đề cập ở trên), chi tiêu chính phủ (G) tăng với tốc độ rất cao (từ 22,722 nghìn tỷ đồng năm 1996 lên 319,110 nghìn tỷ đồng năm 2006 và 368.340 nghìn tỉ đồng vào năm 2007, tăng hơn 13 lần) (Tác giả tính toán dựa vào số liệu thống kê), xuất khẩu ròng (NX) mức độ thâm hụt trong một số năm gần đây có tăng nhưng chưa tác động đáng kể đến việc làm giảm tổng cầu của cả nền kinh tế. Như vậy, xét theo quy luật của nền kinh tế thị trường thì lạm phát của những năm gần đây tăng cao có nguyên nhân tất yếu là do tích luỹ mức giá từ quá trình tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua.
P P2 P3 P1 Năm 1996Năm 2007 GDP AS 1 AS 2 E1 E3 E2 AS 3 AD2 AD1
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, do năng lực sản xuất của nước ta tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng cầu (hay nói cách khác là cung thay đổi không kịp so với cầu) đã đẩy mức giá tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Điều này được thể hiện trên biểu đồ đã nêu: Nếu năng lực sản xuất của nước ta tăng nhanh hơn mức tăng thực tế trong những năm qua thì đường tổng cung AS1 (tổng cung thực tế của năm 1996) chuyển dịch mạnh hơn sang bên phải tới vị trí AS3 (giả sử đó là năm 2007) thay vì vị trí AS2 (thực tế của năm 2007). Tại điểm cân bằng E3 (giao điểm AD2 cắt AS3) với mức giá P3 < P2 mức giá thực tế của nước ta năm 2007.
Điều đặt ra là, nhân tố nào quyết định năng lực sản xuất của nền kinh tế? Các mô hình định lượng đều đã đưa ra kết luận, trong dài hạn, năng lực sản xuất do các yếu tố nguồn lực đầu vào là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ quy định, trong đó công nghệ đóng vai trò quyết định nhất.
Vận dụng lý thuyết trên rất phù hợp cho việc lý giải nền kinh tế nước ta trong thời gian qua: do công nghệ sản xuất của Việt Nam xuất phát từ trình độ thấp và rất chậm được cải thiện, hầu hết công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay ở mức trung bình và lạc hậu so với khu vực và thế giới (chỉ có khoảng 20% đạt trình độ tiên tiến) nên năng lực sản xuất của chúng ta còn rất hạn chế, đặc biệt là các ngành sản xuất cung cấp sản phẩm trung gian cho nền kinh tế. Điều này đã dẫn đến tổng cung thiếu hụt đáng kể so với tổng cầu và đã đẩy mức giá lên cao hơn hơn đáng kể so với tốc độ tăng của nền kinh tế.
Như vậy, lạm phát của nước ta trong thời gian gần đây tăng đột biến không chỉ là hệ quả tích luỹ của quá tăng trưởng dài hạn mà còn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém do tích tụ của trình độ công nghệ thấp và chậm được cải thiện trong nhiều năm qua.
Một nguyên nhân quan trọng nữa góp phần tăng tỷ lệ lạm phát, đó là dòng vốn FDI, FII ồ ạt chảy vào Việt Nam trong thời gian qua (trong 7 tháng đầu năm
2007 tương ứng là khoảng 7,5 tỷ USD, và 6,2 tỷ USD), khiến cho Ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông một lượng tương ứng, khiến cho cung tiền tăng, mặt khác đối với nền kinh tế mà nền kiểm soát điều hành còn yếu, thì lượng vốn ồ ạt sẽ tăng áp lực tăng cung tiền đối với Ngân hàng nhà nước, nơi có khả năng thanh khoản lớn nhất, vì thế đây cũng chính là nguyên nhân gia tăng lạm phát.