Các đề xuất, kiến nghị về việc vận dụng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Chính phủ.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 59 - 62)

giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4.4.1. Các đề xuất, kiến nghị về việc vận dụng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Chính phủ.

suất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Chính phủ.

Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định với tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải thì phải áp dụng lãi suất thực dương nhưng không quá cao. Tuy nhiên, để điều hành mức này không bị sai lệch và lạc hậu khi tỷ lệ lạm phát thay đổi thì lãi suất danh nghĩa phải được điều chỉnh linh hoạt, thường xuyên, có khi một tháng một lần theo chỉ số giá hàng tiêu dùng hàng tháng. Nguyên tắc, lãi suất thực dương bằng 20% tỷ lệ lạm phát một cách ổn định, còn lãi suất danh nghĩa thì lên, xuống theo mức thay đổi của tỷ lệ lạm phát hàng tháng.

Tình hình thực tế cho thấy lãi suất cho vay nên ở mức 14-15% thì hợp lý vừa cao hơn mức lạm phát 2007 (12,63%) để kiềm chế lạm phát vừa bảo đảm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể chịu đựng được. Trong thời gian tới, Chính phủ có thể xem xét áp dụng một số giải pháp sau:

Một là, mặc dù là nền kinh tế thị trường, nhưng trong thời điểm lạm phát cao như hiện nay giải pháp khống chế trần lãi suất cho vay là cần thiết. Cũng có thể khống chế mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 2-2,5%. Điều này vẫn đảm bảo các NHTM có lợi nhuận cao vì họ có thể tổ chức lại bộ máy, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh và tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác.

Hai là, cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ các NHTM cổ phần để khống chế việc các ngân hàng này cố tình đẩy lãi suất cho vay lên cao. NHNN phải kiểm soát các dự án, công trình vay vốn với lãi suất cao về tính hiệu quả, tính khả thi, khả năng trả nợ, tránh xẩy ra sự đổ bể sau này. Kiểm tra và khống chế hạn mức tín dụng của các NHTM cổ phần, dư nợ tín dụng trên vốn để bảo đảm các ngân hàng này hoạt động, làm ăn lành mạnh.

Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát và hạn chế việc cho vay kinh doanh và đầu cơ có bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Bảo đảm dư nợ tín dụng ở các loại hình này thấp, trong tầm kiểm soát được khi nền kinh tế có biến động.

Thứ tư, hạn chế và không cho vay tái cấp vốn đối với những NHTM đã có mức dư nợ tín dụng cao gần mức khống chế của nhà nước 30%. Đồng thời không cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM cổ phần có tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động và chứng khoán cao.

Lãi suất là giá của tiền tệ, lạm phát là sự mất giá của tiền tệ. Do vậy, khi đồng tiền được sử dụng một thời gian nhất định nào đó nó phải cho người sử dụng nhận được lợi nhuận nhất định tính theo đồng tiền, tức là lãi suất trừ đi lạm phát phải cho người sử dụng một số dương nào đó thì mới có thể nói sử dụng đồng tiền hiệu quả. Nói cách khác, lãi suất thực dương là sự bảo toàn giá trị đồng tiền và lãi suất dương là giá thực tế của đồng tiền. Việc áp dụng chính sách lãi suất thực dương là một biện pháp quan trọng để chống lạm phát.

Thứ nhất : Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ còn thiếu một PR chính phủ. Khi đưa ra các chính sách mới, Chính phủ phải cử người giải thích cho công chúng biết rõ lợi hại của chính sách đó thế nào, tác động đến đời sống người dân ra

sao. Như thế chính sách của Chính phủ sẽ tăng được tính hiệu quả do nhận

được sự ủng hộ một cách chủ động của người dân. Điều này sẽ làm giảm thiểu tình trạng người dân bị bất ngờ hay hoang mang, gây những ra những phản ứng bất lợi cho nền kinh tế.

Thứ hai : Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu NHNN bắt buộc đã công bố, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý, trong đó mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30%, kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng.

Thứ ba : Thực hiện việc mua ngoại tệ của các nhà đầu tư trên cơ sở nguồn cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt một mặt để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước, mặt khác nhằm đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đô la Mỹ và ngoại tệ mạnh khác theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ giao động ±2%.

Thứ tư : Nghiên cứu triển khai phát hành Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài.

Thứ năm : Các giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Cần áp dụng các giải pháp

chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết .

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w