Ảnh hưởng từ nội tại nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 28 - 34)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm

3.2.3. Ảnh hưởng từ nội tại nền kinh tế Việt Nam.

Thứ Nhất: Chi phí sản xuất tăng cao. Từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/2008 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%; giá điện tăng 7,6%, giá than tăng 30%, giá xi măng tăng 15%, giá phân bón tăng 58%.

Thứ hai: Giá lương thực- thực phẩm tăng cao : biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực bị sụt giảm. Điều này làm giá thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong quý I/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi đó nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ gia tăng của lạm phát.

Thứ ba : Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng từ 2001- 2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong vòng mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính , tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ “ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là ảnh hưởng chủ yếu khiến lái suất của NHNN liên tục hạ. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng

điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay, chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới..càng làm cho tín dụng của ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 2008. Điều này đã gián tiếp ảnh hưởng gây sức ép rất lơn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.

Thứ tư : Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20.3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ trên khoảng 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu. Đứng trước bối cảnh này, NHNN đã phai cung ứng một lượng tiền lớn VND để mua ngoạ tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, lãi suất tăng và lạm phát gia tăng.

3.3.Kết quả trắc nghiệm của mô hình nghiên cứu

3.3.1.Kết quả trắc nghiệm của mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất.

Bước sang giai đoạn 2001-2009, chính sách lãi suất đã từng bước được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường. Bước đầu lãi suất USD đã được tự do hoá (6/2001), sau đó đến lãi suất đồng Việt Nam được tự do hoá (6/2002). Mặc dù chính sách lãi suất được coi là tự do hoá nhưng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Lãi suất cơ bản được áp dụng từ tháng 8 năm 2000 và được xác định hàng tháng trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều khi lãi suất này có thể được quyết định bởi 4 NHTM nhà nước vì thị phần tín dụng của 4 ngân hàng này chiếm trên 70% thị trường trong nước. Để dễ

tính toán và so sánh chúng tôi chọn mức lãi suất tương đối trung bình, tức là lấy mức lãi suất tiền gửi ba tháng.

Năm 2001, lãi suất thực dương quá cao nên đã đưa đến lạm phát thấp (lãi suất thực dương lớn gấp 5,75 lần tỷ lệ lạm phát). Năm 2002 tình hình lãi suất thực dương có giảm xuống, chỉ lớn bằng 0,5 lần tỷ lệ lạm phát nên lạm phát đã nhích lên ở mức hợp lý (4,0%). Năm 2007, lãi suất thực dương là âm nên tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Điều chú ý là năm 2004, khi tình hình kinh tế có biến động không tốt, lạm phát có dấu hiệu tăng lên nhưng lãi suất lại không tăng lên tương ứng do đó lãi suất thực bị âm và tỷ lệ giữa lãi suất thực âm này so với tỷ lệ lạm phát là 34,7% thể hiện giá của đồng tiền giảm xuống đáng kể. Đây chính là một trong những căn nguyên để cho lạm phát tăng mạnh. Vì người có tiền sẽ thiệt thòi khi gửi ngân hàng do đồng tiền của họ mất giá, do đó họ cố gắng giữ tiền trong lưu thông nên vòng xoáy lạm phát lãi suất thực âm diễn ra. Hơn nữa năm 2007, lạm phát tăng cao nên lãi suất thực dương xuống thấp.

Trong những tháng đầu năm 2008, tình hình lãi suất có những biến động, đầu năm lãi suất lên cao. Đặc biệt là từ đầu tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trường đã biến động mạnh do các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ lên mức 13- 14%/năm và đã đẩy lãi suất cho vay lên đến mức trên 1,5%/tháng vào tháng 3 năm 2008, có nơi còn cho vay với lãi suất xấp xỉ 20%/năm. Đây là một sự chuyển động theo tín hiệu lãi suất thực dương. Tuy nhiên, bên cạnh người gửi tiền phấn khởi vì lãi suất tiền gửi lên là người đi vay phải lo lắng cho việc không thể nào chịu đựng nổi lãi suất đi vay 15-17%/năm. Các NHTM thì vẫn sử dụng chính sách huy động lãi suất cao và cho vay lãi suất cũng cao theo, tức là vẫn có lãi lớn trong trước mắt. Thực tế đã có một số NHTM cổ phần với nhận thức như vậy đã cố tình đẩy lãi suất huy động lên làm cho thị trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh.

Hình 3.1. Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất

Lãi suất thực dương cao có tác dụng kiềm chế lạm phát nhưng cao quá mức thì có thể là một tai hoạ cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo. Việc cho vay với lãi suất quá cao 18-20% của một số NHTM cổ phần là một sự bảo đảm có lợi nhuận lớn cho các ngân hàng này vì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là quá lớn 6-7%, trước đây ta chỉ cho mức chênh lệch này ở mức không quá 0,35%. Lãi suất cho vay lên cao đã tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì không có mấy hoạt động có thể có lãi trên 20%, tức là đủ trả lãi cho NHTM cổ phần và một phần để cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, tại sao các NHTM cổ phần vẫn thiếu vốn cho vay và NHNN vẫn phải cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0,9%/tháng? Chúng tôi cho rằng điều này NHNN phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra thật chặt chẽ vì khả năng vay vốn đầu cơ nhiều hơn là cho sản xuất kinh doanh, hoặc những dự án đã trót triển khai thì bắt buộc phải vay, lãi suất cao bao nhiêu cũng chịu nhưng không lường và không tính đến khả năng không trả được nợ. Bài học hơn 25 ngàn tỷ đồng nợ xấu không thu được phải xử lý của các NHTMNN trước đây vẫn còn trước mắt.

Việc NHNN tái cấp vốn với lãi suất 0,9%/tháng cho các NHTM cổ phần thiếu vốn cho vay thực tế là làm cho tiền trong lưu thông lại tăng lên và vòng tiếp theo là lạm phát tăng cao. Hành động này cũng khuyến khích các NHTM cổ phần cứ cho vay ra với lãi suất cao mà không có điểm dừng, hậu quả lạm phát cao và mất ổn định hệ thống ngân hàng trong thời gian tới vì đến tháng 4/2008 dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn tăng ở mức 60,2% so với cùng kỳ năm 2007 .

Phần trên chúng tôi đã đề cập sâu đến mối tương quan trực tiếp giữa lạm phát với lãi suất thông qua kết quả trắc nghiệm trực tiếp trên thị trường tài chính- tín dụng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng giữa lãi suất và lạm phát còn một mối tương quan gián tiếp khác. Đó chính là sự tác động của lãi suất đến lạm phát thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ. Quan sát biểu đồ dưới chúng ta sẽ thấy rõ được mối tương quan này.

Hình 3. 2. Sự dịch chuyển đường LM

Ở mức lãi suất r 1, thì đường LM 1 cắt IS tại điểm cân bằng thứ nhất. Tại đó xác định được mức thu nhập Y1 và tương ứng với đường tổng cầu AD1 với mức giá chung của thị trường là P1. Giả đinh rằng đây được coi là kỳ gốc do đó tỷ lệ lạm phát = 0. r 0 Y1 Y2 Y r 1 r 2 LM2 (M2/P2) LM1(M1/P1) IS P Y1 Y2 Y AD2 AD1 P2 P1

Khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua việc cắt giảm lãi suất để kích thích đầu tư thì đường LM 1 sẽ dịch chuyển đến vị trí mới là đường LM 2 cắt đương IS tại điểm cân bằng thứ 2 với mức lãi suất r 2 và thu nhập Y 2. Tương ứng với sự dịch chuyển của đường LM, đường tổng cầu từ AD1 sẽ dịch chuyển đến AD 2 kéo theo mức giá cân bằng mới là P2. Vì P2 > P1 nên có thể kết luận đây là sự tăng lên của mức giá chung và nền kinh tế đã rơi vào tình trạng lạm phát. Như vậy đi cùng với sự cắt giảm lãi suất trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ vô hình chung đã gây nên sức ép tăng giá và gây ra lạm phát.

Ngược lại chính phủ hoàn toàn có thể đưa ra biện pháp kiềm chế lạm phát thông qua cách tương tự. Bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay, sẽ làm được LM 2 dịch chuyển về vị trí LM 1. kéo theo là sự dịch chuyển AD2 về AD 1 qua đó làm giảm mức giá cân bằng của nền kinh tế và giảm lạm phát.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w