THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

IV. Tài sản lưu động khác

2.THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN:

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên tuân theo những thủ tục cơ bản:

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát; - Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà các kiểm toán viên có sự điều chỉnh linh hoạt đối với từng thủ tục để đảm bảo mục tiêu đưa ra là thu được bằng chứng kiểm toán đầy đủ tính hiệu lực, tính pháp lý làm cơ sở đưa ra nhận xét chính xác đồng thời tiết kiệm được chi phí kiểm toán. Các bước công việc được tiến hành theo trình tự sau:

BƯỚC 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Qua quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng- đối với công ty Thép F và công ty Thương mại H, hệ thống kiểm soát chưa có hiệu quả, thời gian kiểm toán có hạn nên kiểm toán viên nhận định sẽ bỏ qua thử nghiệm kiểm soát. Tại công ty Dệt lụa E, các công việc tiến hành gồm có:

- Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như Phiếu yêu cầu mua hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho hay Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư. Qua đó thấy rằng, các chứng từ này được đánh số liên tục từ trước, quá trình sử dụng có đầy đủ chữ ký phê duyệt, có dấu hiệu kiểm tra, kiểm soát của Kế toán trưởng (đóng dấu phê duyệt). Tuy nhiên dấu hiệu này là không thường xuyên.

- Tiến hành phỏng vấn các nhân viên về việc quản lý vật tư. Cụ thể kiểm toán viên phỏng vấn nhân viên A phòng vật tư về quy trình tiếp nhận hàng hóa, khi tiếp nhận hàng, theo nhân viên A, phải có Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Qua xem xét một số chứng từ gốc, kiểm toán viên phát hiện một số chứng từ gốc không có Biên bản kiểm nghiệm vật tư đi kèm.

- Kiểm tra sự tồn tại của Báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng vật tư, kiểm toán viên thấy các báo cáo được kho tổng và các xí nghiệp lập hàng tuần và cho các bộ phận khác có liên quan.

- Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn kiểm toán viên thấy rằng bộ phận kiểm kê hàng tồn kho do đơn vị tự lập ra đã đảm bảo tính độc lập, có sự tồn tại của Biên bản kiểm kê cũng như sự đối chiếu đối với kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên do đơn vị hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên chỉ trong những trường hợp cần thiết như có Quyết định kiểm kê hàng tồn kho của Giám đốc thì cuộc kiểm kê mới được thực hiện.

- Công ty có quy định về việc đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán hàng tồn kho tuy nhiên, quy định này chỉ được thực hiện trong trường hợp phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và số liệu thực tế.

- Nghiên cứu hệ thống kế toán của đơn vị, thấy có sự phân ly trách nhiệm cao trong công tác hạch toán hàng tồn kho giữa thủ kho, nhân viên kế toán hàng tồn kho, người chịu trách nhiệm ký duyệt.

Để thu thập được thêm nhiều bằng chứng có tính thuyết phục cao, kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết.

BƯỚC 2: Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:

Tại CIMEICOVIETNAM, để đảm bảo mục tiêu cụ thể đối với kiểm toán chu trình hàng tồn kho, các bước công việc tiến hành đã được kiểm toán viên chính xây dựng theo một khuôn khổ chung. Theo đó, các bước thực hiện như sau:

Bước 2.1: Tiến hành tổng hợp số phát sinh các tài khoản có liên quan trong chu trình hàng tồn kho, chi tiết theo từng tiểu khoản (TK1521, 1522, 153, 154, 155…). Lập bảng tổng hợp tồn kho (theo mẫu biểu 1). Trong khi tổng hợp đồng thời kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư hàng tồn kho ngày 01/01/2004 với Báo cáo tài chính năm 2003 hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có).

Bước 2.2: Đảm bảo những nghiệp vụ phát sinh là có thật thông qua việc kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ có liên quan đến nhập xuất vật tư, hàng hóa (đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với các chứng từ gốc).

Bước 2.3: Đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế ngày 31/12/2004 với số liệu trên sổ sách vào ngày cuối năm 2004.

Bước 2.4: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho.

Bước 2.5: Kiểm tra bảng tính giá thành (chi tiết việc tập hợp chi phí, công tác phân bổ, tính giá thành…).

Do mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về hình thức doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh… nên khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên có sự linh hoạt trong việc áp dụng các bước nêu trên. Dưới đây là những công việc cụ thể tại 3 đơn vị khách hàng đã nêu:

Bước 1: Lập bảng tổng hợp về hàng tồn kho, đối chiếu số dư đầu kỳ:

Việc đầu tiên cần làm là lập Bảng tổng hợp cân đối số phát sinh cho từng tài khoản trong phần hành hàng tồn kho.

*Công ty E: hàng tồn kho bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hóa tồn kho, hàng gửi bán. Tại mỗi tài khoản lại được mở chi tiết thành nhiều tiểu khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, như trong Nguyên vật liệu có NVL chính, NVL phụ… Tổng hợp lại ta có mẫu biểu sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 39 - 42)