Nhận xét: kiểm toán viên phát hiện có chênh lệch giữa thực tế và sổ sách của công ty F Tuy nhiên theo tính toán thì chênh lệch này nằm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

X Có sai sót đã được phát hiện, cụ thể:

Nhận xét: kiểm toán viên phát hiện có chênh lệch giữa thực tế và sổ sách của công ty F Tuy nhiên theo tính toán thì chênh lệch này nằm

sách của công ty F. Tuy nhiên theo tính toán thì chênh lệch này nằm trong định mức hao hụt mà công ty F đã quy định. Do đó kiểm toán viên chấp nhận số lượng hàng tồn kho tại ngày 31/12/2004 trên sổ sách đơn vị là hợp lý.

*Công ty H: Do công ty H là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên kiểm toán viên không thể có mặt tại thời điểm diễn ra kiểm kê cuối năm tài chính (vào ngày 31/12/2004). Tương tự như công ty Thép F, kiểm toán viên quyết định tiến hành kiểm kê mẫu đối với một số hàng tồn kho của Công ty H vào ngày 10/02/2005, từ đó suy rộng ra tổng thể hàng tồn kho của Công ty rồi trừ lùi lại đến ngày 31/12/2004 nhằm khẳng định số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2004. Mẫu được chọn để kiểm kê là thành phẩm. Kết quả thu được không thấy có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, từ đó có thể kết luận kết quả kiểm kê là chính xác, phản ánh đúng số lượng hàng tồn kho có trong doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra việc tính giá xuất hàng tồn kho của khách hàng:

Qua thực tế 3 khách hàng trên, nhận thấy các khách hàng đều tiến hành tính giá xuất theo phương pháp bình quân gia quyền, giá xuất hàng tồn kho được tính như sau:

Giá xuất hàng tồn kho =

Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong

kỳ

Qua phỏng vấn nhân viên kế toán, kiểm toán viên nhận thấy phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho của đơn vị không có sự thay đổi. kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra chọn mẫu hàng tồn kho để tính toán lại giá xuất (số lượng mẫu chọn nhỏ) thấy không có sai sót. Nhận xét của kiểm toán viên ghi trên giấy làm việc “ Việc tính giá xuất hàng tồn kho tại công ty đảm bảo tính chính xác cơ học”.

Đây là bước công việc quan trọng vì nó có liên quan đến hầu hết các phần hành kiểm toán khác như kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán, chu trình tiền lương- nhân viên, chu trình bán hàng- thu tiền…

*Xét cụ thể các bước công việc được tiến hành tại Công ty E:

Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Kiểm toán viên thực hịên việc kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu để khẳng định việc xuất dùng cho các đối tượng có được hạch toán chính xác và đúng kỳ hay không.Mục đích của phần việc này là nhằm tránh việc hạch toán các khoản chi phí xuất dùng cho sản xuất nhầm sang chi phí bán hàng hay quản lý. Thủ tục tiến hành tương tự như kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh.

Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:

Kiểm toán viên kiểm tra, xem xét việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng chịu phí có đúng đắn không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đã được thực hiện trong kiểm toán tiền lương- nhân viên, để khẳng định lại kết quả đó kiểm toán viên có thể kiểm tra chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm trên thực tế với định mức.

Kiểm tra chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: chi phí vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí công cụ, chi phí khác. Tại công ty E, phần việc kiểm tra chi tiết CP sản xuất chung được kế thừa từ kết quả kiểm toán các chu trình khác như chu trình tiền lương- nhân viên, chu trình tài sản cố định…

Đối với chi phí phát sinh bằng tiền khác, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ cái TK 627 (phần đối ứng TK 111, 331…) với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn của người bán… để kiểm tra tính có thật, tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w