Tổng kết qui trình kiểm toán khoảnmục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty KPMG thực hiện

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHHKPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 53 - 55)

- VAT đầu ra: Thựchiện thủ tục tính toán lại như thủ tục

Từ Sổ Cái đến tờ khai thuế

2.4 Tổng kết qui trình kiểm toán khoảnmục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty KPMG thực hiện

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán và định hướng cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là giúp KTV đạt được những hiểu biết về công ty khách hàng bao gồm: Đặc điểm của ngành, đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chính sách kế toán và tình hình tài chính của công ty. Đối với kiểm toán thuế, quá trình lập kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì giai đoạn này giúp cho KTV xác định được với đặc thù như vậy thì công ty sẽ chịu những loại thuế gì, với những mức thuế suất nào, doanh nghiệp có nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế hay không, doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp nào... Để làm được điều này, kiểm toán viên cần thu thập những biên bản trao đổi thông tin giữa khách hàng với cơ quan thuế, biên bản quyết toán thuế, và biên bản của thanh tra thuế, những văn bản này sẽ giúp KTV đánh giá được rủi ro và được việc quản lý thuế của khách hàng, từ đó KTV sẽ định hướng được cách thức kiểm toán. Ngoài ra, để công việc kiểm toán thuế được hiệu quả, trong bước này KTV phải tìm hiểu những quy định và luật thuế trong các văn bản pháp lý hiện hành.

Công viêc tiếp theo trong giai đoạn này, KTV sẽ tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, KTV có thể dựa chủ yếu vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (“control approach”) để tiếp cận kiểm toán đối với từng khoản mục trên báo cáo tài. Do đó sẽ giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết và nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán. Ngược lại nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm của khách hàng đối với 53

Lê Bảo Châu

khoản mục kiểm toán là không tốt, thì cách thức tiếp cận của KTV đối với khoản mục kiểm toán là dựa chủ yếu vào các thủ tục kiểm tra chi tiết “substantive approach”. Thông thường đối với khoản mục thuế nói chung, cách tiếp cận của kiểm toán viên là “substantive approach” vì các doanh nghiệp thường có xu hướng tối thiểu hóa lượng thuế phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, với khoản mục thuế GTGT, đôi khi “control approach” có thể được sử dụng vì nó còn liên quan trực tiếp đến quy trình bán hàng và mua hàng, nên việc công ty duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc tính và kê khai thuế GTGT là thật sự cần thiết để có thể ngăn chặn, phát hiện được các gian lận và sai sót về thuế GTGT. Hệ thống đó bao gồm từ khâu quản lý hóa đơn GTGT đầu vào, lập hóa đơn GTGT đầu ra đến việc kê khai tính và nộp thuế GTGT.

Bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch là đánh giá rủi ro đối với các sai phạm trọng yếu bao gồm cả gian lận và sai sót. KTV sẽ xác định rủi ro tiềm tàng, đồng thời xác định tài khoản có số dư lớn để thực hiện kiểm toán. Như đã nói ở trên, vì doanh nghiệp thường có xu hướng tối thiểu hóa lượng thuế phải nộp nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục thuế thường được đánh giá ở mức trung bình.

Ngoài ra đạt được các mục tiêu công việc nêu trên, KAM cũng yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục :

* Đánh giá tính trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính, thể hiện ở 3 chỉ tiêu về tính tính trọng yếu của KPMG:

- MPP (materiality for planning purposes) mức trọng yếu cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

- SMT (significant misstatement threshold) ngưỡng sai phạm có thể chấp nhận của báo cáo tài chính.

- ADPT (audit difference posting threshold) ngưỡng sai khác có thể bỏ qua đối với mỗi phát hiện kiểm toán

54

Lê Bảo Châu

* Đánh giá yêu cầu của việc sử dụng chuyên gia. Đối với phần hành kiểm toán thuế, nhu cầu sử dụng chuyên gia đôi khi cần thiết, thực chất đó là sự phối hợp với bộ phận tư vấn thuế để giải quyết những tình huống thuế phức tạp phát hiện được trong cuộc kiểm toán.

Tất cả những công việc của giai đoạn này được thể hiện trong “tài liệu của giai đoạn lập kế hoạch” (planning documents) qua công cụ Vector gồm:

• I Engagement scope - phạm vi kiểm toán

• II Audit strategy decisions - quyết định kiểm toán

• III Risk assessment procedures - các thủ tục đánh giá rủi ro • IV Understanding the entity - những hiểu biết về khách hàng

• V Risk assessment and planning discussion - kết quả đánh giá rủi ro và lập kế hoạch

• VI Summary of identified risks - tổng kết những rủi ro phát hiện được • VII Planned audit approach - Cách thực tiếp cận của kiểm toán • Attachment I - Materiality - Đánh giá tính trọng yếu

▪ Audit program - chương trình kiểm toán (chi tiết cho từng khoản mục trong đó bao gồm cả khoản mục thuế)

Chương trình kiểm toán sẽ thiết kế những thủ tục để được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.

2.4.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán2.4.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHHKPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w