III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
B. SINH SẢ NỞ ĐỘNG VẬT
Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản vô tính (mục I):
GV có thể yêu càu HS nhắc lại khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật, cho ví dụ về sinh sản vô tính ở động vật. Từ đó thực hiện lệnh trong SGK để biết khái niệm sinh sản vô tính ở động vật.
GV yêu cầu HS nêu cơ sở tế bào của sinh sản vô tính.
- Các hình thức sinh sản vô tính (mục II):
Đây là nội dung trọng tâm của bài.
GV có thể yêu cầu và giúp HS hoàn thành bảng sau:
Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sản
GV có thể giúp HS phân biệt tái sinh bộ phận (ở cua, thạch sùng...) và hình thức sinh sản phân mảnh ở động vật. Lệnh trong SGK về sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính nên để thực hiện ở bài sinh sản hữu tính ở động vật.
- Ứng dụng của sinh sản vô tính (Mục III):
GV giúp cho HS biết được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính: Lợi dụng khả năng sinh sản vô tính của tế bào (do quá trình nguyên phân).
+ Nuôi mô sống: Mô động vật nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp → mô tồn tại và phát triển. + Nhân bản vô tính: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân → kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi, cơ thể mới → đem cấy trở lại vào dạ con.
Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản vô tính ở động vật (mục I):
GV có thể yêu càu HS nhắc lại khái niệm sinh sản vô tính ở động vật, cho ví dụ về sinh sản hữu tính ở động vật. Từ đó thực hiện lệnh trong SGK để biết khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
GV có thể yêu cầu HS phân biệt sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật (bao gồm cả ưu điểm và hạn chế).
- Qúa trình sinh sản hữu tính ở động vật (mục II):
Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài.
GV giúp cho HS biết được ở hầu hết các loài quá trình sinh sản đều trải qua 3 giai đoạn: Hình thành giao tử (tinh trùng và trứng), thụ tinh (kết hợp giữa 2 loại giao tử), phát triển phôi thai hình thành cơ thể mới.
GV có thể yêu cầu HS phân biệt động vật đơn tính và động vật lưỡng tính, ưu và nhược điểm trong sinh sản của các động vật này (nếu có thời gian).
- các hình thức thụ tinh (mục III):
GV cho HS biết được hình thức thụ tinh ngoài và thụ tình trong. Từ đó cho biết hình thức thụ tinh nào tiến hoá hơn?
- Các hình thức sinh sản (mục IV):
GV tập trung giúp cho HS tìm hiểu và phân biệt các hình thức sinh sản:
+ Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.
+ Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài. Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn hoàng (một số loài cá, bò sát) hoặc trứng phát triển thành phôi, phôi phát triển trong cơ quan sinh sản cơ thể cái nhờ thu nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ (thú).
Từ đó cho biết hình thức sinh sản nào tiến hoá hơn?
Cuối cùng GV yêu cầu HS nhận xét về chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật. Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
+ Hình thức thụ tinh:
Tự phối → giao phối.
Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong. + Hình thức sinh sản:
Đẻ trứng → đẻ con.
Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.
Bài 46. Cơ chế điều hoà sinh sản
- Cơ chế điều hoà quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng (mục I):
Đây là nội dung trọng tâm của bài.
GV có thể yêu cầu HS nêu được vai trò của các hoocmôn bằng cách hoàn thành bảng sau:
Các quá trình điều hoà Tên hoocmôn Nơi sản xuất Vai trò
Điều hoà quá trình sinh tinh trùng GnRH FSH LH Testosterôn GnRH FSH
Điều hoà quá trình sinh trứng LH ơstrôgen Prôgesterôn
GV yêu cầu HS mô tả được cơ chế điều hoà quá trình sinh tinh trùng (thông qua nghiên cứu hình 46.1) và cơ chế điều hoà sinh trứng (thông qua nghiên cứu hình 46.2). Lưu ý HS cơ chế điều hoà ngược của các hoocmôn.
- Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh trúng và sinh trứng (mục II):
GV cần cho HS hiểu được: nhân tố thần kinh và môi trường cũng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản → để quá trình sinh sản đạt hiệu quả cao phải quan tâm đến các nhân tố này.
Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Điều khiển sinh sản ở động vật (mục I):
Đây là nội dung trọng tâm của bài.
Trước hết GV cần cho HS hiểu thế nào là tăng sinh? Tăng sinh: Tăng khả năng sinh sản (tăng số con được sinh ra).
GV giúp HS phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật. + Điều khiển số con: Làm tăng hoặc giảm số con. Ở mục này chỉ nghiên cứu chủ yếu là tăng số con.
Một số biện pháp làm tăng số con:
* Sử dụng hoocmon, hoặc tạo điều kiện môi trường thuận lợi, nuôi cấy phôi… để tăng số lứa (thay đổi chế độ chiếu sáng có thể làm gà nuôi đẻ 2 trứng/ngày), tăng số con đẻ trong một lứa (sử dụng hoocmon thuỳ trước tuyến yên có thể gây đa thai)…
* Thụ tinh nhân tạo: tinh trùng được lấy từ cơ thể đực, bảo quản lạnh. Sau đó lấy thụ tinh trong cơ thể cái hoặc thụ tinh ngoài cơ thể cái (tách trứng ra ngoài cơ thể), trứng sau khi thụ tinh được cấy trở lại cơ thể cái. Biện pháp này làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh tạo hợp tử, tăng khả năng sinh sản ngoài ra có thể tạo ra thế hệ con theo ý muốn (giới tính, các đặc tính quý của con đực…).
* Nuôi cấy phôi: Sử dụng hoocmon thúc đẩy trứng chín và rụng → tách các trứng ra ngoài → cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm tạo các hợp tử → nuôi cấy trong môi trường thích hợp để phát triển thành phôi (có thể dùng phương pháp tách hợp tử đang phân chia tạo nhiều phôi)→ đến giai đoạn nhất định cấy phôi vào tử cung con cái.
Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi ngày nay được áp dụng với những trường hợp ở người hiếm muộn, khó sinh con. + Điều khiển giới tính: Tăng tỉ lệ đực hoặc cái.
Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa cần tăng nhiều con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm…cần tăng nhiều con đực. Biện pháp điều khiển: Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Y) sau đó tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái mà chọn loại tinh trùng thụ tinh với trứng.
- Sinh đẻ có kế hoạch ở người (mục II):
GV giúp HS hiểu sinh đẻ có kế hoạch là gì và các biện pháp tránh thai (giúp sinh đẻ có kế hoạch).
Ở người, cần sinh đẻ có kế hoạch (điều chỉnh số con, thời điểm và khoảng cách sinh con phù hợp) để nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, cộng đồng. Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như sử dụng bao cao su, dụng cụ tử cung, đình sản, tính ngày rụng trứng…→ Kế hoạch hoá dân số, đảm bảo sức khoẻ sinh sản (đặc biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên).
Bài 48. Ôn tập chương II, chương III và chương IV
GV có thể yêu cầu HS so sánh tính cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật và động vật.
Bảng I. So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật - Giống nhau: + ... + ... - Khác nhau: Tiêu chí Thực vật Động vật Đặc điểm Các hình thức Cơ chế Điều hoà
Bảng II. So sánh sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật
- Giống nhau: + ... + ... - Khác nhau:
Đặc điểm Các hình thức Cơ chế Điều hoà
Bảng III. So sánh sinh sản của thực vật và động vật
- Giống nhau: + ... + ... - Khác nhau: Tiêu chí Thực vật Động vật Đặc điểm Các hình thức Cơ chế Điều hoà