chuyển các chất trong cơ thể (sự tuần hoàn máu và dịch mô)
Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
- Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Giun đất, các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho các tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. Tùy theo cấu tạo hệ mạch có thể phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
+ Hệ tuần hoàn hở: Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.
+ Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh.
Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Tuần hoàn đơn (một vòng tuần hoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn). Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi (lấy oxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được
xa hơn. Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn: + Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
+ Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín. + Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim
- Hoạt động của tim:
+ Tính tự động của tim: Tim co giãn tự động theo chu kì do có hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin).
+ Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung.
- Hoạt động của hệ mạch:
+ Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
+ Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn).
- Mô tả được một chu kì tim.
- Giải thích được cơ chế điều hoà tim – mạch:
+ Điều hoà hoạt động tim: Tim được điều hoà bởi trung ương giao cảm và đối giao cảm với các dây thần kinh:
Dây giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co
Kĩ năng :
Thực hành được một số thí nghiệm về tuần hoàn.
Thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người: Đếm nhịp tim, đo huyết áp.
tim.
+ Điều hoà hoạt động hệ mạch: Dây giao cảm gây co mạch. Dây đối giao cảm gây giãn mạch. + Phản xạ điều hoà tim – mạch:
Kích thích (thay đổi huyết áp, nồng độ CO2...) → cơ quan thụ cảm (áp thụ quan và hoá thụ quan) → dây thần kinh hướng tâm → trung ương thần kinh → dây li tâm → tim – mạch (tăng nhịp tim, co mạch hoặc giảm nhịp tim, giãn mạch).
Thí nghiệm tìm hiểu hoạt động tuần hoàn của tim ếch.
CHƯƠNG TRÌNH GDPT CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ
NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO