V. Kiểm tra đánh giá
2. NỘI DUNG 2: Phân tích một số để kiểm tra đánh giá, bạn hãy so sánh hai cách hỏi dưới đây, theo bạn mỗi cách hỏi có thể áp dụng trong những trường hợp cụ
cách hỏi dưới đây, theo bạn mỗi cách hỏi có thể áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào? Câu hỏi như vậy có đáp ứng nhu cầu kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn học không?
Câu hỏi 1: Tại sao muốn nhìn rõ một vật nào đó, ta phải hướng trục mắt về phía vật cần quan sát?
Đáp án
Có thể nếu 4 ý:
Ý 2: Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón là tế bào cảm nhận màu sắc.
Ý 3: Mỗi tế bào nón được liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác thông qua 1 tế bào lưỡng cực (theo cơ chế 1/1) do đó nhìn rõ từng chi tiết của vật.
Ý 4: Các tế bào ở xung quanh càng xa điểm vàng càng không rõ vì phần lớn là các tế bào que và một số lượng lớn các tế bào que mới được liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác.
Câu hỏi 2:
Điều phát biểu nào dưới đây là đúng? Hãy đánh dấu (x) vào ô ở đầu câu trả lời đúng:
Cơ quan phân tích thị giác gồm: a Màng lưới trong cầu mắt b Dây thần kinh thị giác c Vùng chẩm của vỏ đại não d a và b
e Cả a,b và c
Đáp án: e
Thông phản hồi:
Cách hỏi thứ nhất là câu hỏi kiểm tra chủ quan thường được GV sử dụng (quen thuộc) trong nhiều năm, loại câu hỏi này có ưu điểm là GV có thể "đo" được mức độ hiểu sâu kiến thức của HS, đồng thời rèn cho học sinh khả năng trình bày qua bài viết. Nhưng loại câu hỏi này có hạn chế là chỉ kiểm tra được ít kiến thức (không kiểm tra được diện rộng) và đòi hỏi nhiều thời gian, nếu GV không đầu tư thời gian để ra câu hỏi thì có nhiều câu sẽ mang tính học thuộc máy móc HS dễ học "tủ" , học "vẹt".
Loại câu hỏi thứ 2 là câu trắc nghiệm khách quan. Loại câu hỏi này có ưu điểm là trong một thời gian ngắn có lại có thể kiểm tra được rất nhiều kiến thức khác nhau (kiểm tra trên diện rộng) HS không thể học "tủ" hay học "vẹt" được mà phải học hiểu. Loại câu hỏi này nhìn chung phải phù hợp với các môn đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều như môn sinh học. Loại câu hỏi này cũng dễ chấm đối với GV và rất khách quan (không có sự khác nhau trong chấm bài ở nhiều GV khác nhau). Tuy nhiên loại câu hỏi này có nhược điểm là không phản ánh được quá trình diễn biến tư duy của HS. Để khắc phục nhược điểm này khi sử dụng GV cần tăng cường số lượng và chất lượng các câu kiểm tra.
Loại câu hỏi 1 thường được dùng để tạo tình huống khi vào bài mới hay kiểm tra cuối giai đoạn dạy học (cuối bài, cuối học kỳ, thi...). Loại câu hỏi 2 thường được dùng để kiểm tra cuối bài, cuối năm học (sau khi HS đã học xong cả khoá học).