D. Theo bạn bao ngày là thích hợp
2. Làm việc nhóm
Nhiệm vụ 1. Đọc kỹ tài liệu Phiếu "Hướng dẫn thực hành kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy": đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm vững ý nghĩa của từng chiếc mũ.
Nhiệm vụ 2. Thực hành sử dụng "Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy" để phân tích, giải quyết vần đề : “Học sinh nói chuyện trong lớp”. Lần lượt cả nhóm cùng đội từng loại mũ để thảo luận về vấn đề được giao.
Cho điểm từ 1-5: 1 là điểm chỉ không có thành viên nào thực hiện; 2 điểm: 1/4 thành viên thực hiện; 3 điểm 2/4 thành viên thực hiện; 4 điểm: 3/4 thành viên thực hiện; 5 điểm: 4/4 thành viên thực hiện
Nội dung
Thang điểm 1 2 3 4 5
1. Các thành viên trong nhóm đều hoàn thành được các nhiệm vụ học tập ghi trong phiếu bài tập.
2. Các thành viên trong nhóm đối xử tốt với nhau 3. Các thành viên tôn trọng các ý kiến của bạn mình 4. Các thành viên thấy thoải mái đóng góp ý kiến
5. Nếu có điều gì chưa rõ, các thành viên hỏi/ giúp nhau trước khi hỏi giáo viên
Gợi ý về sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để giải quyết vấn đề “Học sinh nói chuyện trong lớp”
Mũ Kiểu/dạng thức của suy nghĩ trước một vấn đề
Phản ánh các sự kiện :
- Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang giảng bài.
- Lớp ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc (cô giáo nói gì).
Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
- Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.
Phản ánh cảm xúc:
- GV bực mình, có cảm giác bị xúc phạm.
- Các học sinh khác khó chịu, bực mình vì không nghe được hướng dẫn/bài giảng của GV.
- Các HS nói chuyện trong lớp có cảm giác vui vẻ vì được nói và nghe tán dóc.
Phản ánh các mặt tiêu cực: - Lãng phí thì giờ.
- Buổi học bị làm ngắt quãng.
- Nhiều người bị xúc phạm cho rằng bị thiếu tôn trọng vì người nói không có người nghe.
- Mất trật tự trong lớp.
Phản ánh các mặt tích cực :
- Mọi người được nói những gì họ nghĩ. - Có thể tạo ra không khí vui vẻ.
- Mọi người không phải đợi tới lượt của mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn nói. - Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.
Phản ánh các cách giải quyết vấn đề : - Cần xem lại “thời lượng” GV nói.
- GV sẽ cố gắng thực hiện dạy học tương để cho phép nhiều đối tượng HS tham gia) không chỉ với các học sinh “giỏi”.
- Học sinh sẽ được giao việc để không phải phát biểu "linh tinh".
- Học sinh sẽ tự hỏi “điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?” và có cần chia sẻ ý kiến đó với các bạn khác hay không?
- Sẽ cần thảo luận thêm để làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
- Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên "mất trật tự" phá việc học tập của người khác hay không? - Lưu lại bản tường trình về nguyên nhân và giải
pháp để giải quyết vấn đề HS mất trật tự trong lớp để làm tài liệu xem xét xem sau này có tiến bộ hay không?
Tổng kết những thứ đạt được :
- GV rút kinh nghiệm: cần phải giảm thời gian nói. - GV cần tạo điều kiện cho nhiều HS tham gia thảo
luận và ưu tiên hơn đến những học sinh ít khi phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
- GV cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia thảo luận. Thời gian dành cho học sinh suy nghĩ trong tiết học là quan trọng và cần thiết.
- Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng và bực mình.
- Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng việc học cuả người khác. - Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình
muốn là hành động thiếu kỷ luật.
- Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm điểm xem có tiến bộ hay không.
Lược đồ tư duy 1. Khái niệm
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
2. Cách làm
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.