Từ hoạt động đầu tư 205.973.330 7.630.00 0 198.343

Một phần của tài liệu Thuế GTGT được khấu trừ (Trang 56 - 62)

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

2.Từ hoạt động đầu tư 205.973.330 7.630.00 0 198.343

198.343.330

3,7

-Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác

199.533.330 -199.533.330

-Tiền thu do bán tài sản cố định 6.440.000 7.630.000 +1.190.000 118,4 8 3. Từ hoạt động tài chính 406.721.721.50 4 447.415.202.5 73 +40.693.481 .069 110

-Tiền thu do đi vay 406.165.806.609 447.165.229.36 3

+40.990.422.754 54

-Tiền thu từ lãi tiền gửi 555.914.895 249.973.210 -305.941.685 45 II. CÁC NHÂN TỐ LÀM GIẢM

TIỀN 1.084.410.301. 1.084.410.301. 460 1.130.405.296 .614 +45.694.995 .154 104, 2 1. Từ hoạt động sản xuất kinh

doanh 720.198.569.28 9 650.331.742.9 64 - 69.866.826. 325 90,3

-Tiền đã trả cho người bán 354.168.453.373. 011 447.375.750.48 6 +92.207.297.2 71 126,3

-Tiền đã trả cho công nhân viên 4.325.373.011 4.691.131.270 +365.758.259 108 -Tiền đã nộp thuế và các khoản

khác cho Nhà nước

51.358.245.815 42.081.597.465 -

9.276.648.350

81,9

-Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác 301.050.131.262 124.968.802.88 0 - 176.081.328.3 82 41,5

-Tiền đã trả cho các khoản khác 9.296.365.986 31.214.460.843 +21.918.094.8 57

335,7

2. Từ hoạt động đầu tư 226.599.012 1.515.417.805 +1.288.818.793 793

668,7 7

-Tiền mua tài sản cố định 226.599.012 1.515.417.805 +1.288.818.79 3 668,7 3. Từ hoạt động tài chính 363.985.133.15 9 478.258.135.8 45 +114.273.00 2.686 131, 4 -Đã trả nợ vay 363.509.629.359 478.258.135.84 5 +114.748.506. 486 131,5 6 -Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu

tư vào doanh nghiệp

475.503.800 -475.503.800 III. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TĂNG, GIẢM (29.786.492.85 2) (1.911.510.32 7) +27.874.982 .525

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay so với năm trước tăng cao (+75.941.666.285 đ). Đi sâu xem xét thấy chủ yếu năm nay có tiền thu bán hàng, thu từ các khoản khác tăng cao và khoản phải trả cho các khoản nợ khác giảm xuống. Như vậy, xét riêng về hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm thì tình hình kinh doanh tương đối tốt.

-Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm nay so với năm trước giảm rất nhiều do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua một số lượng lớn tài sản cố định, tăng so với năm trước + 1.288.818.793 đ đạt 668,7%.

-Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm nay so với năm trước giảm mạnh vì năm nay đơn vị rút ra một lượng tiền lớn để trả nợ tiền vay. So với năm trước, trong năm nay đơn vị thanh toán tiền vay vượt +114.748.506.486 đ đạt 131,55%.

Như vậy, doanh nghiệp có cố gắng trong việc thanh toán nợ vay để giảm chi phí lãi vay phải trả.

Nhìn chung, tính đến cuối năm 2000 lượng tiền tồn cuối kỳ giảm - 1.911.510.307 đ đạt 88,13% là do trong năm đơn vị tích cực thanh toán cho người bán, công nhân viên, trả cho các khoản khác, trả tiền nợ vay...nhưng để có năng lực thanh toán hiện tại cũng như tương lai thì mức độ tiền để luân chuyển quá ít. Hơn nữa, tỷ lệ tiền tồn ở 3 hoạt động là không đồng bộ ( tuy hoạt động sản xuất kinh doanh có lượng tiền để luân chuyển cao nhưng ở hoạt động đầu tư và tài chính không có tiền để luân chuyển thậm trí còn ở con số âm). Như vậy, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tài chính thích hợp để làm tăng lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ ở cả 3 hoạt động.

-Như trên đã phân tích khả năng thanh toán của đơn vị ở vào tình trạng thấp.Đây tuy là tình trạng chung nhưng doanh nghiệp cũng cần phải lập kế hoạch tài chính theo từng kỳ ngắn hạn nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải trong thời gian trước mắt do thiếu nguồn tiền thanh toán cho các khoản công nợ ngắn hạn dồn đến một lúc. Doanh nghiệp cần phân tán thời điểm thanh toán và dự trữ phù hợp với chu kỳ kinh doanh và thanh toán của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khoản công nợ phải thu tuy phản ánh chính sách xúc tiến bán hàng nhưng đơn vị cũng cần phải có chính sách tín dụng cho thích hợp, trong đó có đề ra những chính sách khuyến khích thưởng, phạt trong việc thanh toán các khoản tín dụng mua hàng này. Đồng thời để đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài chính, đơn vị cũng cần theo dõi theo tuổi nợ để có thể dự phòng nợ khó đòi một cách

thích hợp. Như vậy, hàng năm doanh nghiệp nên lập dự phòng đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính.

-Trong cơ chế thị trường hiện nay, chính sách bán hàng (trong đó có chính sách ưu đãi trong thanh toán ) phải được đặc biệt quan tâm vì một khi chính sách này được áp dụng hợp lý thì sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và sản phẩm, chiếm vị trí, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Song với Tổng công ty Giấy thì việc ưu đãi trong thanh toán đã khiến cho doanh nghiệp bị chiếm dụng một lượng vốn qúa lớn và lượng vốn này nằm tại khoản phải thu và tài sản lưu động khác, lớn hơn nhiều so với khoản phải trả. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải khắc phục và sắp xếp lại đối tượng hưởng ưu đãi, cũng như đánh giá chính xác đối tượng được hưởng và tăng cường việc thu hồi vốn.

-Đơn vị cần lập kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời và đầy đủ phương tiện thanh toán, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán ngắn hạn.

-Doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm lượng hàng hoá , nguyên vật liệu tồn kho nhưng vẫn đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của các đơn vị thành viên , có như vậy mới tiết kiệm được lượng vốn lưu động này cho quá trình đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

-Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình định mức tiền tồn quỹ cho thích hợp nhằm tăng khả năng thanh toán và làm giảm rủi ro.

-Tỷ trọng của tài sản cố định thấp so với toàn ngành vì thế doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư trang thiết bị có như vậy mới tạo ra chỗ đứng trong thị trường có nhiều sức cạnh tranh. Cùng với việc mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng việc đầu tư trang thiết bị để tạo chỗ đứng trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm các đối tác, mở rộng liên doanh , liên kết.

-Việc chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp nên buộc doanh nghiệp phải mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm tăng doanh thu bán hàng, tăng lợi nhuận bằng cách áp dụng những chính sách xúc tiến bán hàng, thay đổi kiểu dáng, công nghệ.

-Việc thiếu nguồn vốn đầu tư gây những khó khăn cho doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải tìm ra nhiều biện pháp giảm thiếu hụt nguồn tài sản lưu động như đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tồn kho , khoản phải thu...

Để thực hiện được những giải pháp trên thì Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh như:

-Tạo môi trường và hành lang Pháp lý trong khuôn khổ Luật đầu tư sao cho thuận lợi nhằm thu hút các đối tác và các bên liên doanh đầu tư vào trong lĩnh vực sản xuất Giấy, Nhà nước cần tạo mức lãi suất ưu đãi hơn cho việc vay vốn đầu tư vào sản xuất Giấy.

-Nhà nước nên có một hệ thống các chỉ số trung bình áp dụng cho từng ngành. Từ đó, Tổng công ty Giấy nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, có thể tự so sánh từng chỉ tiêu của đơn vị mình với hệ thống chỉ số chung. Như vậy, các doanh nghiệp có thể xem xét xem doanh nghiệp mình đang ở trong tình trạng tài chính như thế nào để điều chỉnh kịp thời.

-Nước ta chuẩn bị hội nhập APTA, Nhà nước nên có chính sách tiếp tục bảo hộ sản xuất Giấy trong nước qua chính sách thuế. Cụ thể là thuế nhập khẩu và thuế thuế GTGT. Hiện nay, thuế GTGT của mặt hàng Giấy in báo có thuế suất là 5%, còn mặt hàng Giấy khác có thuế suất 10%. Nên chăng, Nhà nước giảm mức lãi suất này xuống 5% cho đồng đều, thuận tiện cho việc sản xuất và lưu chuyển hàng hoá của Tổng công ty Giấy Việt nam.

-Nhà nước nên đầu tư vốn tín dụng ưu đãi cho dự án nhóm A, B đang triển khai tạo điều kiện cho Tổng công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh doanh.

-Đối với chính sách tiền lương: Mặc dù tiền lương trung bình của Tổng công ty so với các doanh nghiệp khác tương đối cao, tuy nhiên lại có sự chênh lệch quá lớn giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị và trong Ban giám đốc với cán bộ công nhân viên nói chung. Vậy, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích tiền lương áp dụng vào người lao động để tạo điều kiện tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người lao động.

LỜI KẾT

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp là điều quan trọng và là điều đáng quan tân của nhiều đối tượng liên quan. Với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Giấy Việt nam thì sẽ có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính . Tình hình tài chính như quy mô cơ cấu tài sản , nguồn vốn ,hiệu quả quá trình kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty Giấy Việt nam tuy có nhiều mặt tích cực đáng khích

lệ, song bên cạnh đó còn có sự tồn đọng đòi hỏi cần phải được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí trên thị trường.

Trong thời gian thực tập vừa qua, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và các cô chú Phòng Tài chính-Kế toán Tổng công ty đã giúp đỡ em đạt được những yêu cầu của mình cho việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Đó là tìm hiểu về hệ thống phân tích tài chính của chế độ kế toán hiện hành và tìm hiểu được thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty.

Tuy nhiên các vấn đề đưa ra và giải pháp trong đề tài còn sơ sài và thiếu sót. Em mong có sự đóng góp chân tình và sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thuế GTGT được khấu trừ (Trang 56 - 62)