nước” của báo cáo “Kết quả kinh doanh”.
Căn cứ vào số liệu ở phần II “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước” năm 2000 của Tổng công ty Giấy Việt nam, có thể lập bảng phân tích sau:
Qua số liệu ở bảng trên thấy số thuế còn phải nộp cuối kỳ so với đầu năm tăng +326.567.560 (đ) hay đạt 105,3%. Trong đó:
.Thuế GTGT hàng nội địa tăng 434.626.234 (đ) trong khi đầu năm doanh nghiệp không còn khoản nợ này.
. Thuế xuất, nhập khẩu tăng +121.360.642 (đ)
. Thuế thu nhập doanh nghiệp số còn phải nộp cuối kỳ so với số còn phải nộp đầu năm tăng + 21.660.567 (đ) hay đạt 130,4%.
. Chỉ tiêu thu trên vốn của doanh nghiệp thì số còn phải nộp cuối kỳ so với số còn phải nộp đầu kỳ giảm -257.307.702 (đ) đạt 35,9%. Trong năm đơn vị đã nộp 913.821.757 (đ) tiền thu trên vốn vào Ngân sách Nhà nước trong khi số phải nộp đầu kỳ chỉ là 656.514.055 (đ). Đối với khoản nộp này đơn vị đã thực hiện nộp đầy đủ và vượt mức phải nộp trong năm cho Ngân sách Nhà nước.
.Thuế thu nhập số còn phải nộp cuối kỳ so với số còn phải nộp đầu năm tăng +6.227.825 (đ) đạt 107,26%
.Đối với tiền thuê đất thì khoản phải nộp cuối kỳ so với đầu năm không thay đổi.
Vậy nói chung trong năm 2000 doanh nghiệp thanh toán các khoản thuế nộp Ngân sách Nhà nước với quy mô và tốc độ không bằng năm trước mặc dù cũng có khoản thu trên vốn là doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ và nộp vượt năm 1999 với số tiền tương đối nhiều.
Hơn nữa, số thuế phải nộp kỳ này so với số thuế phải nộp kỳ trước tăng +282.711.282 (đ) đạt 100,67% chứng tỏ năm nay doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh hơn nên việc số còn phải nộp cuối kỳ lớn hơn số còn phải nộp đầu năm với số tiền không lớn lắm là điều dễ chấp nhận.
2.2.3.Phân tích phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa” của báo cáo “Kết quả kinh doanh”.
Để nắm được tình hình biến động của thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ ; được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm ; thuế GTGT đầu ra phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cuối kỳ thì ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 8: Phân tích “Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm, thuế GTGT hàng nội địa”.
Chỉ tiêu Năm 1999
(đ)
Năm 2000 (đ)
Năm 2000 so với năm 1999 Mức
(đ)
Tỷ lệ (%) 1.Thuế GTGT được khấu trừ, được
hoàn lại
47.129.317.961 45.890.547.119 -1.238.770.842 97,37
2.Thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, hàng mua trả lại
41.265.527.520 45.890.547.119 +4.625.019.599 111,2
3.Thuế GTGT được hoàn lại 807.426.507 1.785.954.627 +978.528.120 221,2
4.Thuế GTGT đã hoàn lại 1.322.140.922 +1.322.140.922 -
5.Thuế GTGT được giảm -
6.Thuế GTGT đã được giảm -
7.Thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp
95.907.494.428 83.806.290.826 -
12.101.203.620
87,38
8.Thuế GTGT hàng bán nội địa được giảm vào số phải nộp
-
9.Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
6.845.811 +6.845.811 -
Số liệu ở bảng trên cho thấy:
-Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại năm nay so với năm trước giảm -1.238.770.842 (đ) hay đạt 97,37%
-Thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, hàng mua trả lại năm năm nay so với năm trước tăng +4.625.019.599 (đ) đạt 111,2%.
-Thuế GTGT được hoàn lại năm nay là 1.785.954.627 (đ) ( trong đó thuế GTGT đã hoàn lại là 1.322.140.922 đ), so với năm trước tăng +978.528.120 (đ) hay đạt 221,1%.
- Thuế GTGT hàng bán nội địa năm nay so với năm trước giảm -12.101.203.620 (đ) đạt 87,38%.
Như vậy, trong năm 2000 tuy số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại nhỏ hơn năm 1999 nhưng tình hình thanh toán tiền thuế là nhanh hơn năm trước. Điều này một phần chứng tỏ trong năm, quá trình thanh toán giữa doanh nghiệp và các đơn vị khác đạt hiệu quả lớn hơn năm trước.
Như ở phần trên đã phân tích, doanh thu hàng bán nội bộ năm nay giảm hơn năm trước nên thuế GTGT hàng bán nội địa năm nay cũng giảm so với năm trước là điều hợp lý.
2.3.Phân tích báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ”.
Trong hệ thống báo cáo tài chính thì báo cáo “ Lưu chuyển tiền tệ” là báo cáo mà Bộ Tài chính không bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải lập nhưng khuyến khích lập. Cũng như nhiều đơn vị khác, Tổng công ty Giấy Việt nam cũng không lập báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ”. Ơ nước ta, việc kinh doanh tiền tệ chưa mấy phát triển, dòng tiền ra vào doanh nghiệp tương đối chậm nên nhu cầu lập báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ” không phải là vấn đề bức xúc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Giấy Việt nam nối riêng nên lập báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ” vì dựa vào báo cáo này người sử dụng sẽ biết được tiền tệ của doanh nghiệp mình được sinh ra từ đâu và sử dụng vào mục đích gì. Từ đo, dự đoán được lượng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, nắm được năng lực thanh toán hiện tại, cũng như biết được sự biến động của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ”.
Để cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý những thông tin chi tiết và cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chúng ta đi phân tích thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2.4.Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính.
2.4.1.Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố”.
Để phân tích chỉ tiêu này có thể lập bảng phân tích sau: Bảng 9: Phân tích chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố
Yếu tố chi phí Năm 1999
(đ)
Năm 2000 (đ)
Năm 2000 so với năm1999 Chênh lệch
(đ)
Tỷ lệ (%) 1.Chi phí nguyên liệu, vật liệu 423.100.850.211 436.154.068.873 +13.053.218.662 103,08 -
-
2.Chi phí nhân công 5.112.627.840 5.543.231.550 +430.603.710 108,42 -
-
3.Chi phí khấu hao tài sản cố định
1.680.780.920 1.535.867.603 -144.913.317 91,38
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.023.212.502 1.112.622.306 +89.409.804 108,74 5.Chi phí khác bằng tiền 8.002.765.820 7.869.248.202 -133.517.618 98,33 Tổng cộng 438.920.237.293 452.215.038.534 +13.294.801.241 103,03
Qua số liệu thuộc bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí kinh doanh năm nay so với năm trước tăng +13.294.801.241 (đ) hay đạt 103,3%. Trong đó:
-Chi phí nhân công tăng + 430.603.710 (đ) đạt 108,42%
-Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm - 144.913.317 (đ) đạt 91,38% -Chi phí mua ngoài tăng + 89.409.804 (đ) đạt 108,74%
-Chi phí khác bằng tiền giảm -133.517.618 (đ) đạt 98,33%
Trong năm, tình hình biến động về giá của bột Giấy là rất lớn. Giá bột Giấy so với năm trước tăng cao. Tổng công ty Giấy Việt nam là đơn vị quản lý và kinh doanh thương mại nên chi phí nguyên liệu, vật liệu chính là giá mua vào hay giá vốn hàng bán. Phân tích bảng cân đối kế toán, ta thấy rõ quy mô kinh doanh năm nay so với năm trước giảm, như vậy giá vốn tăng là do chi phí đầu vào của nguyên liệu tăng. Kéo theo đó, chi phí khấu hao tài sản cố định giảm là hợp lý. Kết hợp số liệu thuộc bảng cân đối kế toán thì mặc dù quy mô kinh doanh năm nay giảm nhưng khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm lại tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, sẽ khẳng định lại so với năm 1999 đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả thấp hơn.
2.4.2.Phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định.
Trong lĩnh vực kinh doanh, việc cải tiến và đổi mới trang thiết bị là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định ta lập bảng phân tích sau: Bảng 10: Phân tích tình hình biến động tài sản cố định
Chỉ tiêu Đầu năm
(đ)
Cuối kỳ (đ)
Cuối kỳ so với đầu năm Chênh lệch
(đ) Tỷ lệ
(%) I. Nguyên giá tài sản cố định 13.272.628.339 13.748.805.097 +476.166.758 103,6 II.Giá trị đã hao mòn 6.356.552.894 7.314.737.372 +958.184.478 115,0
7 III.Giá trị còn lại 6.916.085.445 6.434.067.725 -482.017.720 93,03
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tuy nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ so với đầu năm tăng + 476.166.758 (đ) đạt 103,6% nhưng giá trị còn lại giảm 482.017.720(đ) đạt 93,03%. Xét tỷ trọng giá trị còn lại trong nguyên giá tài sản cố
định thấy cuối kỳ giá trị còn lại đạt 52,1% nguyên giá tài sản cố định đến cuối kỳ thì chỉ chiếm 46,8%. Như vậy, giá trị còn lại của tài sản cố định còn được sử dụng cuối kỳ so với đầu năm giảm chứng tỏ trong năm đơn vị chưa đầu tư mua sắm nhiều tài sản cố định, sang năm sau ( năm 2001) Tổng công ty nên đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
2.4.3.Phân tích chỉ tiêu tình hình thu nhập của công nhân viên.
Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì đồng nghĩa với nó là thu nhập của người lao động tăng dần theo thời gian và tăng so với mặt bằng chung.
Để phân tích tình hình thu nhập của công nhân viên, có thể lập bảng phân tích sau:
Bảng 11: Phân tích tình hình thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Năm 1999 (đ) Năm 2000 (đ) Thực tế năm 2000 so với kế hoạch năm 2000
Thực tế năm 2000 so với thực tế năm1999 Kế hoạch Thực tế Chênh lệch (đ) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (đ) Tỷ lệ (%) Tổng quỹ lương 4.645.348.863 5.173.281.79 2 5.212.597.55 0 +39.315.75 8 100,76 +567.248.687 112,2 Tiền thưởng Tổng thu nhập 4.645.348.863 8.173.281.79 2 5.212.597.55 0 +39.315.75 8 100,76 +567.248.687 112,2 Tiền lương bình quân 2.360.441 2.566.112 2.585.614 +19.502 100,76 +225.173 112,2 Thu nhập bình quân 2.360.441 2.566.112 2.585.614 +19.502 100,76 +225.173 112,2
Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân trên một công nhân năm 2000 đã vượt mức kế hoạch đề ra là +19.502 (đ) hay đạt 100,76% và tốc độ tăng tiền lương bình quân năm 2000 so với năm 1999 tăng lên rất nhiều : +225.173 (đ) đạt 112,2%. Xét trên mặt bằng chung về tiền lương của cán bộ công nhân viên Nhà nước ở nước ta thì thấy rằng tiền lương trung bình một tháng của cán bộ công nhân viên thuộc Tổng công ty Giấy tương đối cao. Nhìn lại quá trình kinh doanh của Tổng công ty,
như đã phân tích, năm nay hiệu quả kinh doanh của đơn vị không cao nhưng chỉ số tiền lương thì tương đối cao. Chúng ta cần xét đến khía cạnh Tổng công ty được sự uỷ quyền của Nhà nước, có chức năng chính là quản lý, sử dụng và phân phối vốn cùng các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên. Còn chức năng kinh doanh thương mại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, Tổng công ty ngoài bán nguyên liệu cho các đơn vị thành viên thì hầu như không bán cho doanh nghiệp bên ngoài nào.
Như vậy, chỉ tiêu tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong kỳ tăng là do nhiều nguyên nhân tác động vào, chứ chưa thể kết luận năm nay so với năm trước tiền lương bình quân tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tăng.
2.4.4.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu.
Phân tích tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu sẽ cho nhà quản lý biết được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng loại vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu năm tăng +1.210.937.284 (đ) hay đạt 103,17% do:
-Nguồn vốn kinh doanh cuối kỳ so với đầu năm giảm -455.437.922 (đ) hay đạt 98,28% trong đó nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp đã giảm -317.800.792 (đ) đạt 98,4%. Kết hợp với tình hình tăng, giảm nguồn vốn thì thấy trong kỳ Ngân sách Nhà nước cấp chỉ tăng + 462.875.625 (đ) chiếm 12,32% tổng số tăng của nguồn vốn chủ sở hữu mà lại giảm tới 780.676.417 (đ) chiếm 30,67% tổng số giảm của nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, nguồn vốn kinh doanh giảm quá nhiều, ở đây có sự tác động tới quy mô kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh giảm thì quy mô kinh doanh cũng giảm. Hơn nữa, câu hỏi đặt ra là phải chăng trong năm Nhà nước không thấy cần thiết phải đầu tư nguồn vốn kinh doanh cho Tổng công ty để hỗ trợ phát triển kinh doanh ?.
-Các quỹ cuối kỳ so với đầu năm tăng +946.460.820 (đ) hay đạt 113,7%. Chi tiết:
.Quỹ đầu tư phát triển không tăng, không giảm trong năm.
.Quỹ NCKH & đào tạo cuối kỳ so với đầu năm giảm -191.133.868 (đ) hay đạt 70,3%. Quỹ này tăng trong năm chỉ 25.000.000 (đ) chỉ chiếm 0,67% trong tổng số tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhưng lại giảm tới 216.133.868 (đ) chiếm 8,5% trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Lý giải cho vấn đề này có thể là do trong năm 2000, Tổng công ty đã phải chi một khoản tiền lớn cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung hay hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. Thêm nữa, trong năm 2000 Tổng công ty không được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học.
.Quỹ hỗ trợ trồng rừng ở thời điểm đầu năm không còn, đến cuối kỳ quỹ này đã lên tới 1.137.594.688 (đ). Như vậy, so với năm 1999 thì năm 2000 Tổng công ty đã không phải có trách nhiệm hỗ trợ cho các đơn vị thành viên về vấn đề trồng rừng bằng một khoản tiền quá lớn (chỉ 1.105.947.000 đ chiếm 43,45% tổng số giảm
nguồn vốn chủ sở hữu ). Hơn nữa, năm nay đơn vị đã được bù đắp vào Quỹ hỗ trợ trồng rừng là 2.243.541.688 đ đạt 59,7% tổng số tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
-Nguồn vốn đầu tư XDCB cuối kỳ so với đầu năm tăng +1.024.529.886 đ hay đạt 123,95% mà khoản tăng này hoàn toàn do Ngân sách Nhà nước cấp, chứng tỏ Nhà nước quyết định đầu tư cho Tổng công ty tăng nguồn vốn đầu tư XDCB để mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc mua thêm tài sản cố định mới. Đây là một thuận lợi trong năm 2000 của doanh nghiệp.
-Quỹ khác cuối kỳ so với đầu năm giảm -304.614.500 (đ) đạt 32,2% . Đây chính là số phát sinh giảm trong năm của doanh nghiệp ( tại văn phòng Tổng công ty thì giảm -35.564.500 (đ) đạt 69,5%, tính toàn Tổng công ty giảm -269.050.000 (đ) đạt 19,64%. Như vậy, năm 2000 Tổng công ty không trích vào quỹ khen thưởng phúc lợi một khoản tiền nào mà chi cho khen thưởng phúc lợi tương đối cao. Thiết nghĩ, sang năm 2001Tổng công ty nên trích theo tỷ lệ quy định vào quỹ này vì số tiền trong quỹ tồn tại cuối kỳ là quá nhỏ so với nhu cầu chi tiêu.
Tóm lại, nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu năm tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối nhưng doanh nghiệp nên cân đối lại như tăng thêm nguồn vốn kinh doanh, quỹ phúc lợi khen thưởng và giảm quỹ hỗ trợ trồng rừng xuống mức thấp hơn.
2.4.5.Phân tích chỉ tiêu “ Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác”.
Để phân tích chỉ tiêu này, ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 13: Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác. Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Số tiền % Số tiền % I .Đầu tư ngắn hạn - - - -