Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nộ
2.2.1 Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội.
2.2.1 Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnNam Hà nội. Nam Hà nội.
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội.
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tỷ trọng 70,9% 75,0% 75,0% 76,0% 77,0% 86,0%
Ban Giám đốc
Khối tín dụng Khối dịch vụ
- Ban Giám đốc điều hành các hoạt động chung của Chi nhánh.
- Khối tín dụng: được chia làm hai phòng với các chức năng hỗ
trợ nhau. Bao gồm phòng tín dụng và phòng quản lý - thẩm định tín dụng.
Phòng tín dụng có nhiệm vụ trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các khoản cho vay đối với khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp. Tại phòng này, khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các nhân viên tại chi nhánh ngân hàng, các nhân viên trong bộ phận này phải giải quyết các công việc một cách nhanh chóng và chính xác, cũng chính họ là những người đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Các nhiệm vụ cụ thể mà nhân viên tại phòng tín dụng phải thực hiện đó là:
Một, thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng.
Hai, nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng tổ liên quan để thực hiện theo chức năng.
Ba, phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay, tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan.
Bốn, trong hạn mức được giao trình duyệt các khoản vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình.
Năm, thực hiện quản lý hậu giải ngân, duy trì phát triển và nâng cao chất lượng, số lượng khách hàng, chăm sóc toàn diện khách hàng, tiếp nhận yêu cầu về tất cả dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng.
Sáu là, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định - quản lý tín dụng, lập báo cáo về tín dụng theo quy định.
Tại phòng này, bộ phận hỗ trợ cho các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là bộ phận tác nghiệp, đây là bộ phận gián tiếp xử lý các công việc liên quan đến khách hàng, bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ, giải quyết các công việc ngoài chức năng của bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, quản lý các khoản cho vay, một cách cụ thể như sau:
Một là xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay.
Hai là nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức, thiết lập thông tin khách hàng.
Ba là chịu trách nhiệm về tính đúng đắn việc nhập dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác cập nhật.
Bốn là thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng, chuẩn bị số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Cho nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Phòng quản lý - thẩm định tín dụng là một bộ phận quan trọng trong khối tín dụng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là cung cấp thông tin, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, thẩm định các dự án,…cụ thể như sau:
Một là thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh trung, dài hạn và
các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phong tín dụng.
Hai là thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.
Ba là giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng hàng tháng trong việc giải ngân vốn vay; kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Quản lý hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ chi nhánh. Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, tham mưu xử lý nợ xấu.
Bốn là giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng.
- Khối dịch vụ khách hàng: khối này cũng được chia làm hai
bộ phận, một bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, một bộ phận quản lý các khoản ngân quỹ, các hồ sơ tài sản thế chấp của khách hàng. Bộ phận xử lý các giao dịch đối với khác hàng là cá nhân và doanh nghiệp thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt; mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới; thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ, ngoại tệ của khách hàng; thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, mua ngoại tệ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc; tiếp nhận
thông tin phản hồi từ khách hàng, thực hiện các công tác tiếp thị các sảm phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng.
Tổ tiền tệ kho quỹ thực hiện thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, các chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố và thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh.
- Khối quản lý nội bộ: bao gồm phòng kế hoạch nguồn vốn,
phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán và tổ kiểm tra nội bộ.
Phòng kế hoạch nguồn vốn là nơi xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lược của chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể là:
Một là, nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: thực hiện tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chính sách; tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn vốn, phân tích báo cáo các đề xuất phản hồi từ khách hàng, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Hai là, nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng là doanh nghiệp.
Ba là, bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng; thực hiện tư vấn về nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế..
Phòng tổ chức hành chính là nơi điều hành và giám sát các chế độ về nhân viên của ngân hàng. Với các nhiệm vụ như: tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động; lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, quản lý theo dõi và
bảo mật sơ yếu lí lịch, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm cho cán bộ nhân viên; tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh.
Phòng tài chính kế toán tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và đơn vị trực thuộc; lập và phân tích các báo cáo tài chính kế toán, tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán, phân tích và đánh giá tài chính, cung cấp thông tin về tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh. Bộ phận điện toán còn có nhiệm vụ quản trị hệ thống mạng, hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh.
- Tổ kiểm tra nội bộ thực hiện các chức năng kiểm tra nội bộ
tại chi nhánh, phòng giao dịch theo quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ; hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra còn thực hiện các chức năng tham mưu, tham mưu cho ban giám đốc những vấn đề về pháp lý để chi nhánh hoạt động theo đúng pháp luật, những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc; tham mưu cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tụng trực tiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chi nhánh.
- Các đơn vị trực thuộc bao gồm phòng giao dịch số 1 và
phòng giao dịch số 2 với các nhiệm vụ như sau:
Một là, xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do giám đốc giao.
Hai là, tổ chức huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ mọi nguồn vốn trong nước của các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư.
Ba là, tổ chức thực hiện kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội theo quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
Bốn là, thực hiện công tác kế toán thanh toán, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Năm là, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng luật kế toán, thống kê và các quy định của Ngành Ngân hàng.
Sáu là, thực hiện các nghiệp chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.
Cuối cùng là mọi chứng từ phát sinh trong ngày tại hai phòng giao dịch cuối ngày đều phải chuyển về phòng tài chính kế toán tại hội sở.
2.2.1.2 Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội đã được nâng cấp lên từ chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì từ tháng 11 năm 2005. Với sự nâng cấp này thể hiện rõ sự hiệu quả trong hoạt động của chi nhánh, xét trong các năm gần đây, thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động của chi nhánh có thể thấy sự đi lên ngày càng mạnh của Chi nhánh.
Đơn vị: Triệu đồng
( Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội )
Tính đến ngày 31/10/2005 tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng là 715.800 triệu đồng, tăng 8.614 triệu đồng so với năm 2004 và tăng 132.365 triệu đồng so với năm 2003 và đạt 84,2% kế hoạch mà Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh
Stt Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Tổng tài sản 589.795 712.906 890.000
I Huy động vốn 583.435 707.186 715.800
Tiền gửi TCKT 113.573 187.870 135.200
Tiền gửi dân cư 469.862 519.316 580.600
II Dư nợ tín dụng 325.990 301.122 318.000 Tín dụng ngắn hạn 250.439 233.398 263.000 Tín dụng trung dài hạn 75.551 67.724 55.000 III Thu phí dịch vụ NH 768 914 997 Bảo lãnh 539 560 627 TT trong nước và dịch vụ NH khác 229 354 370
chiếm tỷ trọng 18,9% trong tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 580.600 triệu đồng, tăng 60.284 triệu đồng so với năm 2004. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng VNĐ là 587.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,7%; nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 8,2 triệu USD, giảm 0,4 triệu USD so với năm 2004; nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 222.400 triệu đồng, chiếm 31% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy xét bình quân trên mỗi cán bộ thì nguồn vốn huy động bình quân trên một cán bộ đạt 11.700 triệu đồng.
Ngay từ khi nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội đã đạt được những kết quả đáng tự hào. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động là 839.000 triệu đồng, tăng 18,7% so với năm 2004 đạt 92% kế hoạch Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam giao, tăng 9% so với số liệu cuối tháng 10/2005. Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 233.000 triệu đồng đã tăng 24%, chiếm tỷ trọng 27% trong tổng số nguồn vốn huy động, đây là tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay. Vốn huy động từ dân cư đạt 605.000 triệu đồng, tăng 16,6% so với năm 2004, và tăng 28,76% so với năm 2003, đây cũng là một sự gia tăng đáng kể trong huy động tiền gửi mà lại trọng một thời gian ngắn như vậy.
Về dư nợ tín dụng, tổng dư nợ tín dụng không kể ODA, nợ khoanh và nợ chờ xử lý thì đến 31/12/2005 là 333.000 triệu đồng tăng 5% so với dư nợ vào thời điểm 31/10/2005 là 318.000 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2004 và đạt 90% kế hoạch được giao. Trong đó, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 280.000 triệu đồng, tăng 6,46% so với cuối tháng 10/2005 là 263.000 triệu đồng và tăng trưởng 20% so với năm 2004; dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 53.000 triệu đồng, giảm 3,6% so với cuối tháng 10/2005 và giảm 22% so với năm 2004. Về cơ cấu tín dụng,
các mức tỷ trọng đạt như sau: tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm 61% tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 36% tổng dư nợ, và tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm 16% tổng dư nợ.
Về dịch vụ ngân hàng, đây là mục tiêu chung của ngân hàng ĐT& PT Việt nam năm 2005 nên chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu các dịch vụ mới và tư vấn cho khách hàng lựa chọn thích hợp. Thu phí trong dịch vụ ngân hàng năm 2005 đã đạt 997 triệu đồng đã tăng 9% so với năm 2004 và tăng 29,82% so với năm 2003, đây là một mức tăng đáng kể. Trong đó, thu phí bảo lãnh là 627 triệu đồng trong tổng số dư bảo lãnh là 70.648 triệu đồng, tăng 12% so với thu phí bảo lãnh năm 2004; doanh số thanh toán trong nước năm 2005 đạt 14.868 triệu đồng trong đó phí dịch vụ thu được là 370 triệu đồng.
Ngay từ khi mới nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nội đã thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình nỗ lực làm việc của ngân hàng. Trong hai tháng cuối năm 2005, chi nhánh đã thực hiện trích dự phòng rủi ro trong năm là 1,2 tỷ đồng, đưa tổng số trích dự phòng rủi ro của chi nhánh là 3,4 tỷ đồng. Do thực hiện trích một phần dự phòng rủi ro theo quy định nên chênh lệch thu chi của chi nhánh cuối năm chỉ đạt 116 triệu đồng.
Tính đến 31/12/2005 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt 5,2 tỷ đồng, đã giảm 4,7 tỷ đồng so với năm 2004. Điều này là do các khoản chi của chi nhánh đã tăng lên khi thực hiện nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 Nam Hà nội, chi phí quản lý kinh doanh năm 2004 là 3,2 tỷ đồng đã tăng lên 4,8 tỷ đồng vào năm 2005, chi cho dự phòng rủi ro tăng từ 0,8 tỷ đồng năm 2004 lên 6,8 tỷ đồng năm 2005. Kết quả này
đã làm phần nào giảm lợi nhuận sau thuế của chi nhánh, từ 7,1 tỷ đồng năm 2004 xuống còn 3,7 tỷ đồng năm 2005.