Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyen de thanh toan khong dung tien mat (Trang 40 - 45)

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà nộ

2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.

nền kinh tế Việt Nam.

Việt nam hiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm, trong đó 80% là nông dân với thu nhập thấp. Các hình thức thanh toán phi tiền mặt của người Việt nam mới dừng lại chủ yếu là séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng và thẻ thanh toán, thanh toán điện tử,…trong khi các nước tiên tiến khác đã tiến đến hàng trăm hình thức thanh toán điện tử khác nhau. So với những tiêu chí đó, hẳn những cơ sở để phát triển của Việt nam còn thiếu quá nhiều.

Về dịch vụ thẻ, mấy năm trước đây một số ngân hàng đã họp lại với nhau để thiết lập hệ thống thanh toán chung nhưng do không thống nhất được việc chọn ngân hàng đầu mối nên mỗi ngân hàng mạnh ai nấy lập riêng mạng lưới máy ATM của mình. Chính vì lý do này mà hệ thống thanh toán ở Việt nam đã nhỏ rồi lại càng nhỏ.

Theo số liệu thống kê, tính cho tới năm 2004 số thẻ ATM của Việt nam đạt con số 773 thẻ, tăng gấp 7 lần so với năm 2002 (111 thẻ ). Mặc dù đã có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng số lượng máy ATM tính trên đầu người dân thành thị hiện tại vẫn còn quá thấp, mới

chỉ khoảng 26000 người/máy. Hiện nay nước ta đã có khoảng 2 triệu thẻ ATM được phát hành, khoảng chừng 1000 máy ATM được lắp đặt, cộng thêm một lượng khiêm tốn các điểm mua sắm có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số không lấy gì làm lớn đó lại bị chia manh mún ra cho nhiều ngân hàng và nhiều địa phương. Ngay như ngân hàng Vietcombank có thị phần lớn nhất nhưng vẫn chưa được 1 triệu thẻ và chưa đến 500 máy.

Hiện nay thị trường thẻ ở Việt nam xuất hiện 3 loại hình thẻ phổ biến trong thanh toán là: thẻ ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Trong đó thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ sử dụng trong hạn mức tín dụng được cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ các khoản dư nợ phát sinh theo quy định, thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của chính chủ thẻ.

Thẻ tín dụng đang là xu hướng các ngân hàng thương mại vươn tới chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, nhưng do thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống nên 89% doanh số thanh toán thẻ VISA ở Việt nam bắt nguồn từ du khách và khách nước ngoài, 11% còn lại từ chủ thẻ Việt nam nhưng chủ yếu dùng ở nước ngoài. Thẻ tín dụng VISA đang chiếm lĩnh thị phần thẻ tín dụng hàng đầu ở Việt nam về số lượng phát hành và doanh số thanh toán. Các ngân hàng phát hành bắt đầu tham gia thị trường thẻ bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, Master Card, American Express,.. Đến nay, đã có 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức này, với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm.

Tuy nhiên, số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa kể trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của thị trường.

Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quỹ, thay giấy in hóa đơn, giấy in nhật ký thường xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng, mà ở Việt Nam chưa có một đơn vị chủ quản chính thức tham gia các dịch vụ này một cách hệ thống và chuyên nghiệp dưới dạng ký hợp đồng thực hiện cho toàn bộ các ngân hàng có các hình thức dịch vụ thẻ.

Đã vậy, các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi, do thiết bị của ngân hàng nào chỉ chấp nhận thanh toán được thẻ phát hành tại ngân hàng đó chứ chưa thanh toán được cho nhau. Điều này cần sớm khắc phục bằng cách các ngân hàng có dịch vụ thanh toán thẻ liên kết lại tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch cho khách hàng

Về tài khoản ngân hàng, nếu tính về số khách hàng tiềm năng có hơn 100.000 doanh nghiệp và vài chục triệu hộ gia đình, đây là một con số rất lớn. Nhưng trên thực tế, số người có hoạt động thương mại sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là rất ít mà chủ yếu vẫn là tiền tươi thóc thật. Sự manh mún của hệ thống thanh toán cũng giống như vấn đề sử dụng thẻ ở trên. Những người mua bán nhỏ lẻ, những sạp buôn ở các chợ, việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng dường như là quá bất tiện đối với họ.

Hệ thống thanh toán không những mỏng mà chất lượng không đảm bảo. Đôi khi vì những lý do hết sức phi lý mà một khoản tiền chuyển mãi chẳng đến tay người nhận.

Vào cuối năm 2003, số tài khoản thanh toán của các cá nhân tại các ngân hàng thương mại tăng từ 100.000 năm 2000 lên đến khoảng gần 1 triệu.

Về yếu tố tâm lý của khách hàng, để quyết định dùng tiền mặt hay không, khách hàng sẽ đặt lên bàn cân tất cả các yếu tố. Tài khoản và thẻ không được cái thuận tiện như tiền mặt là có thể chi tiêu bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu. Bao nhiêu cái phải phụ thuộc: tính khí thất thường của máy móc, vào địa điểm đặt máy, vào thời gian làm việc của ngân hàng… Nhưng tài khoản và thẻ giúp cho người có tiền tránh được cái rủi ro mất mát hay hư hỏng tiền mặt. Rồi khi thanh toán các khoản lớn như mua xe mua nhà chỉ cần một cái lệnh chuyển khoản qua ngân hàng thay vì phải mang cả ba-lô tiền đi và ngồi đếm với nhau cả buổi. Tài khoản còn có mối lợi nho nhỏ là tiền lãi.

Nhưng còn phải xét những yếu tố tâm lý của dân ta: tự mình cầm tiền của mình là chắc ăn nhất. Ai cũng nói dùng tài khoản góp phần làm cho hệ thống thanh toán minh bạch hơn. Tác dụng thực tế chưa thấy đâu, nhưng đã làm cho bao nhiêu đại gia e ngại. Họ chẳng thích để cho ai đó có thể qua ngân hàng để săm soi các khoản thu chi của mình.

Ngày 15/7/2002 Ngân hàng Nhà nước đã chính thức khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hiện đại hoá công nghệ thông tin của ngành ngân hàng Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư 13,1 triệu USD, hệ thống này bao gồm một Trung tâm thanh toán quốc gia đặt tại Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, 6 trung tâm thanh toán khu vực (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ) và một trung tâm dự phòng đặt tại Sơn Tây.

Việc đưa Hệ thống thanh toán điện tử vào sử dụng khắc phục được những hạn chế của hệ thống cũ như đáp ứng yêu cầu quản lý tài khoản tập trung, tận dụng tối đa nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm lượng vốn trôi nổi và thoả mãn yêu cầu thanh toán tức thời, đáp ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Các loại hình khác như thanh toán bù trừ tỉnh, thành phố, thanh toán nội bộ các ngân hàng và thanh toán quốc tế, mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng chưa phát triển được như mong đợi.

Nhu cầu thanh toán phi tiền mặt hay thanh toán điện tử ở Việt nam đã, đang và sẽ rất lớn trong thời gian tới. Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, so với các năm trước, số tiền được thanh toán điện tử đang tăng nhanh.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối năm 2004, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn còn chiếm đến 20,35% tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Con số này đã giảm khoảng 1/3 so với cách đây một chục năm, nhưng vẫn còn rất cao nếu so với trình độ thế giới hiện nay.

Theo thống kê của ngành ngân hàng, năm 2003 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng số thanh toán qua tài khoản ngân hàng là khoảng 60 đến 65%, đến năm 2004 tỷ lệ này đã lên tới 86%, tăng 20% so với năm 2003.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nước ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt; khối lượng tiền mặt trong lưu thông còn rất lớn, kéo theo nhiều tiêu cực như: tăng chi phí phát hành (in ấn, bảo quản, vận chuyển, tiêu huỷ tiền); nạn tiền giả, tham nhũng; hối lộ; trốn thuế; đầu cơ và các thị trường ngầm điển hình là đầu cơ nhà đất, rửa tiền ... gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của đa số nhân dân.

2.2 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Chuyen de thanh toan khong dung tien mat (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w