KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 73 - 76)

I. KẾT LUẬN

Đồng vốn TD có ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Nông thôn VN không chỉ là thị trường giàu tiềm năng phát triển kinh tế mà còn giàu tiềm năng huy động vốn (tài nguyên lao động, đất đai…) nhưng lại luôn “khát vốn”. Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực kinh tế nông thôn NHNo&PTNT huyện Quảng Điền đã đã chủ trương tạo điều kiện mở rộng cho vay đến kinh tế HND, luôn quan tâm đến chất lượng và hiệu quả TD hộ theo nguyên tắc: “hợp tác hiệu quả, cùng phát triển”, xem đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình. Mặc dù trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn nhưng NHNo Quảng Điền vẫn luôn thu hút được khách hàng và được khách hàng tín nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế HND nói riêng cũng như kinh tế chung của toàn huyện, xứng đáng là “người bạn của nhà nông”.

Trong quá trình thực hiện đề tài “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của

các nông hộ xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi

rút ra một số kết luận sau:

+ Mặc dù nhu cầu TD rất lớn nhưng chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các HND. Hoạt động vay vốn SXKD của các hộ ngày càng được mở rộng, bước đầu đồng vốn đi vay đã đem lại hiệu quả cho nền kinh tế huyện nhà, nâng cao mức sống cuả người dân.

+ Mục đích vay vốn của HND chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp và NTTS. Đã có nhiều hộ có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh DV với số vốn lớn.

+ Thực trạng sử dụng vốn của các HND trong thời gian qua bước đầu đã có hiệu quả chứng tỏ các hộ đã biết cách sử dụng linh động, hợp lí nguồn vốn vay. Tuy vậy, do trình độ của các hộ còn hạn chế nên cần sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương cũng như NH trong việc giúp các nông hộ có thể sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

+ Bên cạnh phần lớn các hộ sử dụng vốn vào đúng mục đích SXKD đem lại hiệu quả tương đối cao thì cũng có một số hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH. Năm qua tuy thời tiết diễn biến thất thường đã gây không ít khó khăn trong quá trình sản xuất của hộ nhưng nhìn chung hầu hết các hộ vay vốn đều có ý thức trả nợ tốt, ngoại trừ một số hộ gặp rủi ro, làm ăn thua lỗ nên mất khả năng trả nợ.

+ Giữa các nhóm hộ có mức vay vốn BQ khác nhau, điều này phụ thuộc vào năng lực sản xuất, quy mô sản xuất và trình độ của các nhóm hộ quyết định.

+ Phần lớn các hộ đều vay ngắn hạn và trung hạn. Vốn vay dài hạn còn rất hạn chế.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ trên địa bàn xã chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng TD nông thôn hiện nay. Vốn vay đóng vai trò quan trọng trong đời sống KTXH của hộ nông dân, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất góp phần làm tăng thu nhập, ổn định đời sống, giải quyết khó khăn cho các HND.

II. KIẾN NGHỊ

Nhằm phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế tồn tại tôi xin có một số kiến nghị sau:

Về phía Nhà nước: cần khuyến khích, giúp đỡ việc mở rộng các hình thức

TD nhân dân ở nông thôn có sự quản lí của Nhà nước thông qua việc đăng kí hoạt động, chịu sự kiểm soat của tài chính TD theo luật định. Mở rộng hoạt động đại lí TD ở nông thôn. Nhà nước cần tổ chức ra các quỹ dự trữ mua nông, sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ cho người sản xuất khi có biến động về thời tiết, thị trường.

Về chính quyền địa phương: phải có trách nhiệm kết hợp với các cán bộ TD

của NH trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giúp NH xử lí nợ quá hạn khó đòi hoặc trốn nợ. Tuyên truyền động viên bà con vay vốn và hoàn trả vốn vay đúng kì hạn cho NH. Phải đảm bảo tốt vai trò là cầu nối trung gian giữa NH và HND. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của các hộ và giúp đỡ hỗ trợ cho các hộ trong việc sử dụng vốn sản xuất có hiệu quả.

Về phía NH: nên linh hoạt hơn trong việc xác định mức vay của các nông

hộ, cần có những tính toán cụ thể để giải ngân vốn sao cho đúng thời vụ của hộ sản xuất kinh doanh của hộ. Mặt khác, NH nên đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cách tiết kiệm, xây dựng các mô hình TD - tiết kiệm linh động nhằm giúp HND tăng mức tích luỹ đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng vốn cũng như khả năng thanh toán các món vay khi đến hạn.

Về phía HND: cần mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô

sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp gặp rủi ro sản xuất không hoàn trả được nợ đúng hạn cần trình bày với chính quyền địa phương và NH để xin gia hạn nợ. Tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sản xuất do địa phương tổ chức cũng như các buổi họp tổ vay vốn định kì để gắn các HND vào tập thể cùng trao đổi, giúp đỡ nhau về các kinh nghiệm sản xuất.

Tóm lại, để việc vay vốn và sử dụng vốn vay của các HND có hiệu quả thì không chỉ xuất phát từ phía HND, mà đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương, Ngân hàng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên thì việc mang TD đến với người dân mới thực sự có hiệu quả và là một trong những giải pháp then chốt, chìa khoá bảo đảm cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 73 - 76)