3.2.TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA HỘ NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 50)

3.2.1.Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng của NH

Đầu tư thâm canh, gia tăng mở rộng sản xuất là mong muốn và nguyện vọng của hầu hết HND. Song thực tế đặt ra là để phát triển sản xuất thì yêu cầu bức thiết nhất là vốn, trong khi đó hầu hết các HND đều thiếu vốn sản xuất. Bên cạnh nguồn lực sẵn có và ít vốn tích luỹ được từ các chu kì SXKD trước để phục vụ TSX ở chu kì sau thì HND đều cần đến sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay của các TCTD. Nhu cầu về vốn để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất của các HND là rất lớn. Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì việc đầu tư, đáp ứng nguồn vốn vay cho HND đóng vai trò quan trọng. Chỉ có như thế mới giúp HND có điều kiện làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống từ đó mà làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế mới trong việc cho vay đối với thành phần kinh tế hộ (quyết định 67/QĐ – TTg và Nghị quyết liên tịch 2308/ NQLT – 1999 được TW Hội nông dân và NHNo kí ngày 9/10/1999 về việc tổ chức thực hiện chính sách TDNH phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với nội dung thành lập các tổ vay vốn để cho nông dân vay với món vay không bảo đảm) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp HND có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay từ NH, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vay vốn phát triển sản xuất.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, NHNo&PTNT huyện Quảng Điền đã xác định rõ phương châm: NHNo là NH của dân, lấy nông nghiệp nông thôn làm thị trường truyền thống và chủ đạo. Với mạng lưới rộng khắp, chi nhánh luôn quan tâm đến các phương thức chuyển tải vốn đến hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho HND tiếp cận được vốn vay nhanh gọn và kịp thời. Tuy nhiên không phải nhu cầu vay vốn nào cũng được đáp ứng. Nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra và mức độ đáp ứng của NH được thể hiện ở bảng số liệu 9.

Bảng 9 Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng của Ngân hàng (ĐVT tr.đ) Phân tổ mức nhu cầu vay (tr.đ)

Tổng số tiền Hộ thuần nông Hộ kiêm nông

Nhu cầu Đáp ứng Nhu cầu Đáp ứng Nhu cầu Đáp ứng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % <60 1.246 55,23 1.211 53,68 876 61,86 841 59,4 370 44,05 370 44,05 60 - 110 460 20,4 285 12,63 260 18,36 165 11,64 200 23,81 120 14,28 >110 550 24,37 365 16,18 280 19,78 125 8,83 270 32,14 240 28,57 Tổng 2.256 100,00 1.861 82,49 1.416 100,00 1.131 79,87 840 100,00 730 86,9

Qua bảng số liệu có thể thấy nhu cầu vay vốn của các HND xã Quảng Phước rất lớn. Do địa bàn các hộ NTTS chiếm đa số nên mức vay vốn có cao hơn so với một vài xã khác trong huyện. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngày càng có nhiều HND mạnh dạn đầu tư vay vốn để phát triển ngành nghề sản xuất. Bởi vậy nhu cầu vốn của họ tương đối lớn và thường trực. Với tổng số tiền 2.256 tr.đ mà 60 hộ có nhu cầu vay vốn thì NH chỉ đáp ứng được 1.861 tr.đ tương ứng với 82,49%.

NH hoạt động theo cơ chế “đi vay để cho vay” nên NH cũng như các DN khác hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, để kinh doanh có lãi đồng thời đảm bảo cho NH có thể hoạt động bình thường thì trước khi cho vay NH phải xem xét đánh giá năng lực sản xuất của hộ vay vốn có đảm bảo trả được nợ không, từ đó mà quyết định mức cho vay.

Mức nhu cầu vay dưới 60 tr.đ chiếm đa số, có 49 hộ có nhu cầu với tổng số tiền 1.246 tr.đ tương ứng với 55,23%. Đây là mức vay có nhiều hộ muốn vay nhất vì với mức vay dao động từ 10 - 20 tr.đ có thể không cần tài sản bảo đảm. Trong đó hộ thuần nông có 37 hộ với tổng số tiền là 876 tr.đ chiếm 61,86%, còn hộ kiêm nông có 12 hộ với tổng số tiền 370 tr.đ chiếm 44,05%. Với mức vay từ 10 - 25 tr.đ là vừa phải và thích hợp với các HND sản xuất trồng trọt chăn nuôi ở quy mô không lớn lắm. Đối với các hộ vay vốn ở mức dao động từ 25 - 50 tr.đ phần lớn là các hộ có quy mô sản xuất tương đối lớn, có phương án SXKD khả thi, khả năng trả được nợ sớm; ở nhóm thuần nông chủ yếu là các hộ NTTS có nhu cầu, nhóm kiêm nông thì để đầu tư mua sắm hoặc tu sửa máy móc thiết bị… Ở nhu cầu vay này hầu hết các hộ đều vay ngắn hạn và trung hạn, có khả năng trả được nợ cao nên NH đáp ứng gần hết, đáp ứng được 1.211 tr.đ trong tổng số 1.246 tr.đ chiếm 53,68%.

Nhu cầu vay từ 60 - 110 tr.đ có 7 hộ có nhu cầu vay vốn với tổng số tiền 460 tr.đ tương ứng với 20,4% nhưng NH chỉ giải ngân được 285 tr.đ tương ứng với 12,63%. Ở mức vay này là các hộ sản xuất theo kiểu trang trại có quy mô nuôi trồng lớn đòi hỏi đầu tư nhiều chi phí, còn hộ kiêm nông là để mua các máy móc đắt tiền như máy gặt đập liên hợp.

Nhu cầu vay trên 110 tr.đ có 4 hộ có nhu cầu với tổng số tiền 550 tr.đ tương ứng với 24,37%, trong đó hộ thuần nông có 2 hộ với số tiền 280 tr.đ tương ứng với

19,78% và hộ kiêm nông cũng có 2 hộ với số tiền 270 tr.đ chiếm 32,14% nhưng NH chỉ đáp ứng được 365 tr.đ trong tổng số 550 tr.đ tương ứng với 16,18%, vì với các hộ thuần nông NTTS khả năng rủi ro là rất cao hơn nữa lại vay trong thời gian dài sẽ làm cho hệ số quay vòng vốn chậm.

Nhìn chung, tuy một số nhu cầu vay vốn vẫn chưa được đáp ứng nhưng NHNo&PTNT huyện Quảng Điền đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn vay của bà con, tỉ lệ đáp ứng khá lớn tạo điều kiện cho bà con có thêm tiềm lực phát triển sản xuất.

3.2.2.Quy mô vốn vay

Muốn biết xem tình hình vay vốn của HND và mức độ đầu tư vốn của họ vào SXKD như thế nào chúng ta có thể xem xét, đánh giá thông qua tiêu chí mức vay vốn. Mức vay vốn là một trong những yếu tố có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hộ.

Đối với những hình thức vay trực tiếp, vay có tài sản bảo đảm thì món vay sẽ được xác định dựa trên cơ sở giá trị của tài sản thế chấp (lớn hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm). Đối với hình thức vay tín chấp, vay qua tổ vay vốn, do người vay không cần thế chấp tài sản nên NH sẽ ấn định một mức cho vay tối đa nào đó tương ứng với thực tế nhằm giảm bớt rủi ro về TD có thể xảy ra, mức vay này thường nhỏ không lớn.

Để hiểu rõ hơn về mức vay vốn của các hộ điều tra chúng ta đi vào phân tích bảng 10. Ở đây, tôi tiến hành phân 60 hộ điều tra ra làm 3 tổ theo quy mô vốn vay khác nhau.

Ở tổ dưới 50 tr.đ chiếm đa số với 51 hộ vay tương ứng với 85%, trong đó hộ thuần nông có tới 38 hộ vay chiếm 88,37% còn hộ kiêm nông có 13 hộ chiếm 76,47%. Phần lớn mức vay phổ biến trong tổ này dao động từ 20 - 30 tr.đ. Chỉ có những hộ có thu nhập thấp không ổn định, không dám đầu tư sản xuất với quy mô vốn lớn vì sợ không trả được nợ mới vay ở mức 10 - 15 tr.đ. Đối với những món vay nhỏ thấp hơn hoặc bằng 20 tr.đ do vay không cần tài sản bảo đảm cho nên ở tổ này có nhiều hộ vay nhất.

Bảng 10 Mức vay vốn của hộ điều tra Quy mô

vốn vay (tr.đ)

Tổng số hộ Hộ thuần nông Hộ kiêm nông

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

<50 51 85,00 38 88,37 13 76,47

50 - 90 7 11,67 5 11,63 2 11,76

>90 2 3,33 - - 2 11,76

Tổng 60 100,00 43 100,00 17 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

>90 50-90 <50

MUCVAY

Ở tổ từ 50 - 90 tr.đ có 7 hộ vay chiếm 11,67% trong đó 5 hộ thuần nông và 2 hộ kiêm nông. Hộ thuần nông có 4 hộ NTTS và 1 hộ chăn nuôi heo có quy mô chăn nuôi, nuôi trồng lớn theo kiểu trang trại nên phải cần nhiều vốn để đầu tư. Mức vay bình quân dao động từ 50 - 60 tr.đ. Các hộ vay ở mức này đều có phương án SXKD khả thi có mong muốn tăng quy mô SXKD hơn nữa, đầu tư nhiều hơn cho chiều sâu nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất.

Còn ở tổ trên 90 tr.đ chỉ có 2 hộ vay chiếm 3,33% trong đó không có hộ thuần nông nào mà là 2 hộ kiêm nông. Hai hộ vay ở mức này có quy mô sản xuất lớn ở lĩnh vực kinh doanh DV là cung cấp vật tư nông nghiệp và thức ăn gia súc, làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và là 2 hộ khá giàu trên địa bàn xã.

Bảng 11 Mức vay vốn trung bình của các hộ

Loại hộ Mức vay trung bình Khác biệt giá trị trung bình Sig Hộ kiêm nông 42,94 tr.đ 16,64 tr.đ 0,009 Hộ thuần nông 26,30tr.đ

Kết quả kiểm định F p – value =0,04

(Nguồn: xử lí số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức vay vốn trung bình giữa 2 nhóm hộ là khác nhau. Để khẳng định điều này ta thực hiện phép kiểm định Independent sample T – test

Gỉa thuyết:

Ho: Mức vay vốn trung bình giữa 2 nhóm hộ là như nhau H1: Mức vay vốn trung bình giữa 2 nhóm hộ là khác nhau

Kết quả của kiểm định với p – value = 0,04 < α = 0.05 nên ta có đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết Ho và chấp nhận giả thuyết H1. Vậy có sự khác nhau về mức vay trung bình giữa 2 nhóm hộ. Kết quả kiểm định cũng cho thấy rõ sự khác biệt về mức vay trung bình của 2 nhóm hộ, chênh lệch đến 16,64 tr.đ, mức chênh lệch này có ý nghĩa thống kê rất cao.

Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do loại hình DV đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn để sửa chữa hoặc mua sắm các TLSX đắt tiền để phục vụ cho sản xuất nên mức vay chiếm đa số trong nhóm này là từ 30 - 60 tr.đ, không có hộ nào vay dưới 20 tr.đ, thậm chí có hộ còn vay đến 130 tr.đ để mua máy gặt đập liên hợp. Thu nhập của nhóm hộ này có thể nói là khá cao lại ổn định nên các hộ rất yên tâm vay vốn để đầu tư sản xuất. Ngược lại ở nhóm hộ thuần nông, bên cạnh một số hộ NTTS có quy mô đã mạnh dạn đầu tư cho sản xuất thì phần lớn các hộ NTTS còn lại vẫn còn dè chừng trong việc vay vốn để đầu tư với số tiền vay phổ biến là 30 tr.đ vì NTTS khả năng rủi ro không trả được nợ là rất cao nên tâm lí lo ngại của các hộ cũng dễ hiểu; còn các hộ nông nghiệp càng có mức vay thấp hơn chỉ từ 10 - 15 tr.đ vì phần lớn các hộ đều vay qua tổ vay vốn với mức vay không cần tài sản thế chấp, chính vì thế đã kéo mức vay BQC của nhóm hộ xuống tạo nên sự chênh lệch với nhóm hộ kiêm nông.

Đối với các HND, nguồn vốn vay được từ NH chủ yếu được dùng để đầu tư vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và một số ngành nghề DV ở nông thôn. Nguồn vốn vay từ NH tham gia rất nhiều vào quá trình SXKD như: xây dựng chuồng trại, mua giống mới, mua thức ăn, tạo nguồn VLĐ… cho các hộ. Xuất phát từ đặc điểm này mà NH cũng như các TCTD khác lấy mục đích vay vốn làm cơ sở, căn cứ để quyết định có nên cho HND vay hay không, quyết định mức vay thời hạn vay và lãi suất món vay. Bởi vì từ mục đích vay vốn và phương án SXKD của hộ cán bộ TD có thể xem xét tính hiệu quả mà đồng vốn vay đem lại. Trước khi vay các HND phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình trong khế ước vay. Tìm hiểu về vấn đề này chúng ta xem xét bảng 12.

Qua bảng ta thấy mục đích vay vốn để sản xuất nông nghiệp có 23 hộ chiếm 38,33% với tổng số tiền vay là 393 tr.đ chiếm 21,12%. BQ mỗi hộ vay 17,08 tr.đ chiếm 17,22%. Mục đích vay vốn tập trung vào vay chăn nuôi là chủ yếu vì hầu hết các HND đều bị ràng buộc vào điều kiện vay chăn nuôi để cán bộ TD dễ dàng thẩm định hồ sơ khi cho vay. Trong những năm trở lại đây, chi phí phân bón và giống lúa tăng cao nên các hộ gặp không ít khó khăn trong sản xuất, hiệu quả đem lại chưa cao, lại dễ xảy ra rủi ro do thời tiết nên hiện nay hầu hết các hộ kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi chứ không còn hộ nào chỉ trồng trọt không cả. Vốn vay chủ yếu được sử dụng vào chăn nuôi heo để mở rộng quy mô chuồng trại, mua con giống, thức ăn… còn một số ít vốn còn lại thì đầu tư trồng trọt vì chi phí đầu tư cho lĩnh vực này không cao lắm nên các hộ có thể tự túc một phần. Với mục đích vay kinh doanh DV có 14 hộ vay chiếm 23,34% với tổng số tiền 655 tr.đ tương ứng 35,2%. BQ mỗi hộ vay 46,78 tr.đ chiếm 47,15%. Kinh doanh DV là lĩnh vực hiện nay đang được quan tâm và được nhiều hộ chuyển hướng qua hoạt động. Lĩnh vực này đem lại doanh thu cao, góp phần tăng thu nhập gia đình tuy nhiên số hộ vay vốn cho mục đích này còn hạn chế vì nó cần một số vốn đầu tư ban đầu khá lớn.

Bảng 12 Mục đích vay vốn của hộ điều tra

Chỉ tiêu Số hộ vay vốn Tổng số tiền vay BQC Hộ thuần nông Hộ kiêm nông

Số hộ % Số tiền

(tr.đ) % Số tiền(tr.đ) % Sốhộ % Số tiền(tr.đ) Sốhộ % Số tiền(tr.đ)

Vay sản xuất nông nghiệp 23 38,33 393 21,12 17,08 17,22 20 46,51 318 3 17,64 75 Vay kinh doanh DV 14 23,34 655 35,2 46,78 47,15 - - - 14 82,36 655 Vay NTTS 23 38,33 813 43,68 35,35 35,63 23 53,49 813 - - - Tổng 60 100,00 1.861 100,00 99,21 100,00 43 100,00 1.131 17 100,00 730

Với mục đích vay để NTTS có 23 hộ vay chiếm 38,33% với tổng số tiền là 813 tr.đ. BQ mỗi hộ vay 35,35 tr.đ chiếm 35,63%, do trên địa bàn xã hoạt động NTTS là chính, là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư ở đây. Mặt khác, NTTS luôn đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, phải mạnh dạn đầu tư mua con giống tốt, áp dụng kĩ thuật máy móc tiên tiến thì mới cho năng suất và chất lượng cao được. Gần đây, do việc đua nhau đào ao NTTS một cách ồ ạt đã làm cho nguồn nước ao hồ bị ô nhiễm nặng dẫn đến tôm chết hàng loạt nên càng cần phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để cải tạo ao. Hiệu quả kinh tế ngành này đem lại cao song rủi ro cũng rất lớn.

Tóm lại xác định đúng mục đích vay vốn không những tạo cơ sở cho việc sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ.

3.2.4.Nguyên nhân cản trở việc vay vốn của hộ điều tra

Trong thời gian qua, các TCTD cũng như NH đã nỗ lực rất nhiều trong việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được vốn vay. Song không phải HND nào có

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 50)