3.1.NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 - 39)

Năng lực sản xuất của hộ bao gồm 4 yếu tố chủ đạo đó là đất đai, LĐ, TLSX và vốn. Để tiến hành quá trình tổ chức SXKD phải hội đủ 4 yếu tố này, chỉ cần thiếu một trong 4 yếu tố thì không thể thực hiện quá trình sản xuất được. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau nên nếu biết kết hợp chúng một cách đúng đắn, hợp lí và khoa học thì sẽ nâng cao được kết quả cũng như hiệu quả của quá trình SXKD, nâng cao được năng suất LĐ và sản lượng sản phẩm. Trong 4 yếu tố trên thì LĐ hay nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng các yếu tố còn lại.

Các hộ có năng lực sản xuất khác nhau thì sẽ có nhu cầu vay vốn khác nhau. Năng lực sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của hộ. Vì vậy, việc xem xét đánh giá năng lực sản xuất của hộ đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các TCTD và NH. Năng lực sản xuất thể hiện được quy mô cũng như kết quả SXKD của nông hộ, vì thế cán bộ TD có thể dựa vào việc đánh giá năng lực sản xuất của hộ để đưa ra quyết định có nên cho hộ vay vốn hay không, mức cho vay đối với hộ là bao nhiêu… Để xem xét tình hình sản xuất của hộ vay vốn chúng ta tiến hành phân tích các nguồn lực được hộ sử dụng trong quá trình sản xuất của mình.

3.1.1.Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra

Lao động là một trong 4 yếu tố tạo nên quá trình sản xuất và là yếu tố giữ vai trò quyết định. Dù trong điều kiện KHCN tiến bộ, sản xuất nông nghiệp được tiến hành bằng các máy móc cơ giới tự động thì quá trình sản xuất vẫn phải được điều khiển bằng sức lao động của con người. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ cao nên LĐ trong lĩnh vực này cũng mang tính thời vụ. Trong sản xuất nông nghiệp thời gian LĐ và thời gian sản xuất không trùng khớp với nhau, thời gian LĐ chỉ là những khoảng thời gian nhỏ đan xen vào quá trình sản xuất cho nên có những thời điểm đòi hỏi LĐ rất căng thẳng nhưng cũng có những

giai đoạn hầu như không cần đến LĐ. Vì vậy nắm vững số lượng và khả năng LĐ để bố trí và sử dụng LĐ có hiệu quả là việc làm có ý nghĩa lớn. Tình hình LĐ và nhân khẩu của hộ điều tra được thể hiện ở bảng 5

Qua số liệu điều tra 60 hộ sản xuất ở xã Quảng Phước, BQ mỗi hộ gia đình có 6,16 nhân khẩu cho thấy quy mô gia đình ở đây khá lớn. Trong đó nhóm hộ thuần nông có số khẩu/ hộ là 6,28 không chênh lệch lắm so với nhóm hộ kiêm nông là 5,88 khẩu/ hộ. LĐ BQ trên mỗi hộ là 3,33 LĐ/ hộ trong đó hộ thuần nông là 3,40 LĐ/ hộ còn hộ kiêm nông là 3,17 LĐ/ hộ. Đây là số LĐ tương đối lớn ở mỗi hộ, là lực lượng chủ yếu tham gia vào hoạt động SXKD để tạo thu nhập nuôi sống cả gia đình. Hai chỉ tiêu này không có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm hộ.

Chỉ tiêu BQ nhân khẩu/ LĐ nghĩa là cứ 1 người LĐ sẽ nuôi theo bao nhiêu người. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy BQC nhân khẩu/ LĐ của cả 2 nhóm hộ đều là 1,85 nhân khẩu/ LĐ. Đây là một tỉ lệ tương đối vừa phải, trung bình một người LĐ phải nuôi theo 1,85 người. So với mặt bằng nông thôn nói chung các hộ điều tra ở đây có quy mô gia đình nhỏ hơn, số LĐ trong gia đình vừa đủ cho nên các hộ không gặp nhiều khó khăn lắm, có điều kiện để cải thiện kinh tế gia đình và đầu tư cho cuộc sống được tốt hơn.

Bảng 5 Tình hình nhân khẩu và LĐ của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC Hộ thuần nông Hộ kiêm nông

Bình quân nhân khẩu / hộ Khẩu/hộ 6,16 6,28 5,88 Bình quân LĐ/ hộ LĐ/hộ 3,33 3,40 3,17 Bình quân nhân khẩu/ LĐ Khẩu/LĐ 1,85 1,85 1,85 Trình độ văn hoá của chủ hộ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 % 100% 18,33% 41,67% 40,00% 100% 20,93% 39,53% 39,53% 100% 11,76% 47,05% 41,17%

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Phần lớn LĐ ở nông thôn chỉ làm việc dựa vào kinh nghiệm, ít được qua trường lớp đào tạo nên kiến thức về sản xuất chuyên môn chưa cao. Chính điều đó

đã góp phần không nhỏ làm cho kết quả SXKD chưa có hiệu quả cao, một số trường hợp do thiếu kiến thức sản xuất đã dẫn đến làm ăn thua lỗ, không trả được nợ… nên chất lượng LĐ có ý nghĩa rất quan trọng mà nó được phản ánh một phần thông qua trình độ văn hoá của người LĐ. Vì thế xem xét đến khía cạnh trình độ của người LĐ là cần thiết. Trình độ văn hoá của các chủ hộ vay vốn khá cao, chủ hộ có trình độ cấp 2 và 3 chiếm đa số với 41,67% và 40%, trình độ cấp 1 chỉ chiếm 18,33%. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì trình độ văn hoá của chủ hộ có vai trò quan trọng nên trình độ văn hoá càng cao thì hộ càng có lợi thế bởi chủ hộ chính là người ra quyết định và dự tính kế hoạch SXKD, chủ hộ biết tính toán - hạch toán kinh doanh, có kiến thức, có kĩ thuật nuôi trồng… thì SXKD sẽ có hiệu quả hơn đưa lại thu nhập cao hơn. Trong 2 nhóm hộ thì hộ kiêm nông chủ hộ có trình độ văn hoá cao hơn so với hộ thuần nông.

Tóm lại, để có thể sử dụng vốn vay có hiệu quả vào SXKD phụ thuộc một phần vào số lượng và chất lượng LĐ. Do đó nâng cao trình độ và chất lượng LĐ là yêu cầu cần thiết. Cần mở các lớp tập huấn về kĩ thuật cũng như tăng cường công tác khuyến nông để giúp bà con nắm bắt được nhu cầu thị trường, các kĩ thuật, giống mới… để từ đó xác định cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp nhằm tăng NSLĐ và hiệu quả SXKD

3.1.2.Tình hình đất đai của hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là một yếu tố sản xuất quan trọng, đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với các hộ nông dân sống bằng nghề nông thì đất đai chính là phương tiện không những để họ sống, tồn tại mà còn là kế sinh nhai tạo thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Nếu không có đất đai thì không thể tiến hành SXKD được, đất đai trong nông nghiệp đặc biệt ở chỗ nó vừa là TLSX vừa là đối tượng sản xuất và nếu biết sử dụng hợp lí cũng như có hệ thống canh tác phù hợp không ngừng đầu tư thâm canh thì trong quá trình sử dụng độ phì của đất không những không bị hao mòn mà ngược lại còn tăng thêm, khả năng sinh lợi cao hơn. Một thực trạng đáng lo hiện nay là diện tích đất nông nghiệp mất vào các khu CN, khu đô thị và giao thông đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Để tìm hiểu tình hình đất đai của các hộ vay vốn ta tiến hành xem xét bảng số liệu 6.

Bảng 6 Tình hình đất đai của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần nông Hộ kiêm nông BQC

Đất vườn - nhà ở m2 376 403 383

Đất trồng lúa và hoa màu m2 2130,43 2353 2405,41

Đất mặt nước NTTS m2 4891,3 1750 4500

Đất nông nghiệp/ khẩu m2/khẩu 376,92 400 386,95

Đất nông nghiệp/LĐ m2/ LĐ 700 800 741,67

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Quảng Phước là một xã nằm ở vùng trũng của huyện Quảng Điền, nằm dọc theo phá Tam Giang nên thích hợp cho chuyên canh trồng lúa và NTTS, còn trên địa bàn hầu như không có diện tích đất lâm nghiệp nên tôi không đưa vào chỉ tiêu nghiên cứu.

Diện tích đất vườn và nhà ở của các hộ điều tra tương đối thấp, BQC cho 60 hộ là 383 m2. Đất vườn ở đây chủ yếu là đất vườn tạp ít được khai thác và sử dụng hợp lí. Chỉ có số ít các hộ sử dụng đất vườn để trồng rau - củ - quả phục vụ cho bữa ăn gia đình. Trong 2 nhóm hộ thì hộ kiêm nông có diện tích đất vườn và ở lớn hơn với 403 m2/ hộ còn hộ thuần nông là 376 m2/ hộ. Các cấp chính quyền nên khuyến khích các nông hộ cải tạo vườn tạp và đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế vào trồng.

Diện tích đất trồng lúa và hoa màu BQ mỗi hộ là 2405,41 m2, chưa lớn lắm so với mặt bằng chung của các xã khác trong huyện. Trong đó nhóm hộ kiêm nông có diện tích BQ là 2353 m2/ hộ còn nhóm hộ thuần nông có diện tích BQ là 2130,43 m2/ hộ

Do đặc điểm của địa hình và trang bị hệ thống kênh mương thuỷ lợi chưa đầy đủ nên phần lớn ở đây người ta chỉ trồng lúa 1 vụ/ 1 năm.

Diện tích mặt nước NTTS là lớn nhất với BQC 4500 m2/ hộ. Trong 60 hộ điều tra thì có tới 23 hộ NTTS tập trung chủ yếu ở 5 thôn chạy dọc theo phá Tam Giang chính vì thế mà BQ diện tích mặt nước của nhóm hộ thuần nông khá cao với 4891,3 m2/ hộ, trong khi đó nhóm hộ kiêm nông là 1750 m2/ hộ. Đất NTTS là tiềm năng lớn cho việc đầu tư phát triển ngành thuỷ sản cũng như kinh tế trên địa bàn xã.

BQ đất nông nghiệp/ LĐ có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm hộ với BQC là 741,67 m2/ LĐ, trong đó hộ kiêm nông là 800 m2/ LĐ còn hộ thuần nông

là 700 m2/ LĐ. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do các hộ điều tra nằm trong nhóm hộ thuần nông chủ yếu là các hộ NTTS nên diện tích đất nông nghiệp tính cho tổng nhân khẩu của toàn nhóm hộ bị kéo xuống. Nếu tính BQ đất nông nghiệp/ khẩu thì BQC là 386,95 m2/ khẩu trong đó nhóm hộ thuần nông là 376,92 m2/ khẩu thấp hơn so với hộ kiêm nông là 400 m2/ khẩu. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783 ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm 2010). Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số trong khoảng thời gian này cũng từ 77,6 triệu lên đến 86,5 triệu người. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước có xu thế giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010), trong khi mức trung bình của thế giới hiện là 0,23 ha.

Qua bảng số liệu cho thấy diện tích đất đai của các hộ điều tra không lớn lắm nhất là diện tích đất nông nghiệp còn khá khiêm tốn, vì địa bàn xã chủ yếu là NTTS do đó cấp chính quyền xã cần quy hoạch và đầu tư hơn nữa để làm sao có thể đưa NTTS trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao cho xã.

3.1.3.Tình hình TLSX của hộ điều tra

TLSX là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức và phục vụ cho quá trình sản xuất. TLSX tham gia vào toàn bộ hoặc từng khâu công việc trong nhiều chu kì SXKD, hình thái hiện vật không đổi và giá trị được chuyển dần vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao. TLSX còn là bộ phận chủ yếu tạo nên cơ sở vật chất kĩ thuật của hộ, tạo điều kiện nâng cao NSLĐ và thâm canh tăng năng suất cũng như sản lượng của cây trồng - vật nuôi, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm được thời gian LĐ của con người. Vì thế, TLSX được xem là tiền đề quan trọng cho tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Với tốc độ phát triển sản xuất hàng hoá như ngày nay, việc đưa cơ giới hoá - thuỷ lợi hoá vào sản xuất nông nghiệp là một đòi hỏi thiết đáng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng muốn đầu tư vào máy móc hiện đại đòi hỏi rất nhiều tiền mà không phải nông hộ nào cũng có khả năng để mua, mà sản xuất vẫn dựa vào sức LĐ là chính. Để hiểu về tình hình TLSX của hộ điều tra chúng ta cùng xem bảng 7.

Ở xã Quảng Phước, nhìn chung tình hình trang bị TLSX của các nông hộ điều tra đã được chú trọng và có sự đầu tư khá cao so với mặt bằng chung của nông

thôn hiện nay. Đối với hộ thuần nông sản xuất nông nghiệp thì TLSX chính chủ yếu là lợn nái sinh sản, máy bơm nước và bình bơm thuốc sâu. Các hộ hầu như không có sự đầu tư vào các TLSX là máy móc đắt tiền như: máy cày, máy xay xát… vì chỉ có các hộ làm DV mới đầu tư vào các loại máy móc này để mà phục vụ cho sản xuất. Đối với những hộ thuần nông NTTS thì TLSX chính chủ yếu là ghe thuyền, máy nổ, máy sục khí… nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn BQ từ 0,16 cái đến 0,35 cái/ hộ, chưa có sự đầu tư nhiều.

So với nhóm hộ thuần nông thì hộ kiêm nông lại có sự đầu tư khá cao vào các TLSX đắt tiền. Bởi vì hầu hết đều phục vụ cho các loại hình DV nông nghiệp của hộ. Trong 17 hộ điều tra thì có tới 5 máy cày, 2 máy tuốt lúa, 3 máy xay xát, 2 máy gặt đập, 14 máy bơm nước và 3 ô tô tải. Các hộ vay vốn với số tiền lớn để đầu tư mua sắm các trang thiết bị này phần lớn là các hộ có quy mô sản xuất lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao.

Bảng 7 Tình hình TLSX của hộ điều tra

(tính BQ trên hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần nông Hộ kiêm nông BQC Số lượng TLSX Lợn nái sinh sản Máy cày, bừa

Máy tuốt lúa Máy xay xát Máy gặt đập Máy bơm nước

Máy nổ Máy sục khí Bình bơm thuốc sâu

Ô tô tải Thuyền ghe TLSX khác (nò,sáo, chài lưới, máng tôn...)

Con Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Bình Chiếc Chiếc Cái 0,93 - - - - 0,60 0,35 0,16 0,18 - 0,35 2,88 0,88 0,29 0,11 0,17 0,11 0,82 0,06 - 0,82 0,17 0,06 1,17 0,91 0,083 0,03 0,05 0,03 0,66 0,26 0,11 0,36 0,05 0,26 2,4 Tổng giá trị TLSX Tr.đ 12,1 87,6 29,11

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Về TLSX khác các hộ chủ yếu mua sắm cuốc, liềm, chài lưới, máng tôn, nò sáo… để phục vụ cho trồng trọt, nuôi heo và NTTS. BQ mỗi hộ trang bị 2,4 cái

Trên cơ sở tính toán giá trị của các TLSX ta nhận thấy tổng giá trị TLSX BQ các hộ rất cao lên đến 29,11 tr.đ/ hộ. Đó là do hộ kiêm nông có tổng giá trị TLSX lớn lên đến 87,6 tr.đ/ hộ do các hộ này trang bị TLSX để làm DV nên tổng giá trị rất lớn vì thế đã kéo giá trị BQC lên khá nhiều, còn hộ thuần nông chỉ có tổng giá trị TLSX là 12,1 tr.đ/ hộ

Tóm lại, mặc dù giá trị TLSX mà 2 nhóm hộ đầu tư vào sản xuất có sự chênh lệch rất lớn nhưng nhìn chung TLSX đã bắt đầu được các nông hộ quan tâm đầu tư, nhờ vậy mà đã góp phần tăng năng suất cây trồng - vật nuôi, tiết kiệm sức LĐ, theo kịp với xu hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

3.1.4.Tình hình vốn lưu động của hộ điều tra

Để có thể tiến hành SXKD ngoài lao động, đất đai, TLSX thì cần phải có vốn để đầu tư, trang trải mọi chi phí. Vốn trong sản xuất nông nghiệp biểu hiện bằng tiền của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thâm canh các hộ cần phải có vốn tuy nhiên không phải hộ nào cũng có khả năng tích luỹ để TSX vì trong sản xuất nông nghiệp suất sinh lợi/ 1 đồng vốn bỏ ra rất thấp lại phải chịu rủi ro cao do phụ thuộc vào điều kiện tự

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 - 39)