4.1.NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỘ NÔNG DÂN VAY ĐƯỢC VỐN

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 70)

Trong những năm qua nhờ có chính sách cho vay vốn đến từng HND của NHNo&PTNT huyện Quảng Điền mà các hộ gia đình ở xã Quảng Phước đã có vốn để đầu tư SXKD, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể về nhiều mặt, tình hình KTXH của xã đã có nhiều sự thay đổi mới. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về vốn để phát triển SXKD của các hộ là rất lớn, song chỉ một phần nhỏ các hộ được vay vốn vẫn còn nhiều hộ chưa được vay vốn, mức đáp ứng chưa cao. Thực trạng trên không riêng gì ở địa bàn xã Quảng Phước mà là thực trạng chung đang diễn ra ở nhiều nơi. Thiếu vốn sản xuất là một trong những hạn chế lớn nhất để phát triển kinh tế nông hộ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận vốn vay sau đây tôi xin đề ra một số đề xuất nhỏ:

Đối với chính quyền địa phương

- Các cơ quan có thẩm quyền cần tích cực đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, đặc biệt là HND hoặc xác nhận cho người dân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp làm cơ sở pháp lí để người dân có thể vay vốn.

- Cần có sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong công tác truyền bá thông tin TD đến với người dân một cách chính xác, nhanh nhất và rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau để người dân có thể nắm bắt được các thông tin TD từ phía các TCTD dễ dàng hơn.

- Tranh thủ, khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, các thương nhân… có khả năng đầu tư vào các dự án TD trên địa bàn.

Đối với NHNo huyện Quảng Điền

- Cần phải mở rộng mạng lưới cho vay, đa dạng hoá các hình thức cho vay đến HND, nên thay đổi phương thức cho vay từng lần sang hình thức cho vay theo hạn mức TD, cải tiến đơn giản hoá thủ tục vay. Đồng thời không ngừng bám sát các chương trình, mục tiêu kinh tế để có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa

giữa NH và chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận với nguồn vốn.

- Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin NH để mở rộng giao dịch TD, cắt giảm biên chế hành chính để đầu tư cho mạng lưới cán bộ chuyên quản lí trực tiếp từng địa bàn. Đồng thời không ngừng thực hiện chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ TD để tạo ra mối quan hệ gần gũi hiểu biết lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay.

- Áp dụng các hình thức thế chấp phù hợp, dễ chấp nhận, dễ thực hiện đối với các HND trung bình khá nhưng có phương án SXKD tương đối lớn.

- Để làm tăng khả năng tiếp cận các TCTD cho các đối tượng vay vốn thì NH nên đưa cán bộ TD về tận thôn xóm, như vậy sẽ rút ngắn được khoảng cách về thời gian và không gian trong việc thực hiện các thủ tục giao dịch vốn.

- Khuyến khích và phát huy hơn nữa phương thức cho vay thông qua các tổ vay vốn để tạo lập được thị trường vốn đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người dân, giúp người dân không phải đi lại nhiều mà lại thuận lợi hơn trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận TÌNH HÌNH VAY vốn và sử DỤNG vốn VAY của các NÔNG hộ xã QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 70)