KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu Khóa luận tín dụng hộ sản xuất tại NHNO & PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

- Hệ số nợ quá hạn (%) 1,62 1,85 0,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN.

1. KẾT LUẬN.

Trên đây là thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNO & PTNT huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh, hộ sản xuất đặc biệt là người nông dân là người bạn đáng tin cậy của NHNO & PTNT Việt Nam nói chung và NHNO & PTNT huyện Hương Khê nói riêng, nông nghiệp và nông thôn thực sự là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.

Trong quá trình hoạt động , NH đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn luôn được các hộ sản xuất tín nhiệm, bảo toàn nguồn vốn TD, đảm bảo hoạt động cho vay HSX thúc đẩy các hộ phát triển kinh tế hộ sản xuất, góp phần phát triển kinh tế chung của toàn huyện, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Qua việc phân tích tình hình Tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Hương Khê và việc điều tra 90 hộ vay vốn từ NH có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động tín dụng tại NH đang có xu hướng tăng lên, có khả năng đáp ứng nhu cầu vay của các hộ ngày càng cao.

Mục đích vay vốn của các hộ chủ yếu tập trung đàu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, ngành nghề kinh doanh buôn bán,

Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của các hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ, tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhièu hộ sử dụng vốn vay vào những mục đích khác nhau, do đó làm cho khả năng hoàn trả vốn vay cho NH còn chậm trễ.

Nhìn chung, vốn vay của các hộ đã được NH đáp ứng, các hộ đã ý thức được việc sử dụng vốn vay cho có hiệu quả. Có thể thấy hiện nay việc đáp ứng vốn vay cho các HSX ở nông thôn là một vấn đề rất quan trọng, giúp người dân đảm bảo được đời sống hằng ngày và có cơ hội để phát triên kinh tế gia đình mình, có kế hoạch sản xuất hợp lý hơn.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của mảng tín dụng này, nội dung bài viết chưa phản ánh được những khía cạnh của công tác tín dụng đối với hộ sản xuất và cũng không

tránh khỏi những sai sót rất mong được cô chú trong NH và thầy, cô bổ sung để đề tài của tôi được đi sát thực tế hơn, phong phú sinh động hơn.

2. KIẾN NGHỊ

Đối với Chính phủ:

Chính phủ cần có chính sách, biện pháp bảo hộ cho hộ sản xuất Nông nghiệp như: định giá các sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp,… để hộ sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất tạo thế ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo môi trường hoạt động tín dụng thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động ở nông thôn.

Chính phủ nên có giải pháp cụ thể, kịp thời đổi mới hoạt động kinh tế nông nghiệp, hợp tác Nông nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ, làm tốt dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ nông dân, hạn chế việc nông dân phải đối mặt với những khó khăn của thị trường.

Đối với các cấp lãnh đạo:

Nguồn nhân lực trong Huyện thất nghiệp rất nhiều, ngoài vụ lúa ra phần lớn họ không có việc làm, dễ dàng dẫn đến những tệ nạn, một mặt không thúc đẩy được nền kinh tế. Các cấp lãnh đạo cần đưa ra các dự án kinh tế và thi hành không chỉ giảm bớt tình trạng thất nghiệp mà còn làm cho nền kinh tế Huyện ngày càng phát triển vững mạnh.

Các cấp lãnh đạo trong Huyện nên giải quyết nhanh chóng những tranh chấp đất đai và cấp quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay vốn Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra các ban ngành, chức năng cần hỗ trợ tích cực, triệt để hơn nữa cho Ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi để Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đối với Ngân hàng:

Ngân hàng cần có biện pháp thích hợp thúc đẩy việc huy động vốn tại địa phương, cần có chiến lược thu hút mạnh nguồn vốn huy động trung và dài hạn.

Ban lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ nhân viên Ngân hàng, khuyến khích khen thưởng những thành viên làm tốt công việc. Đưa ra những điều khoản kỷ luật và thực hiện khi có thành viên vi phạm.

Ngân hàng căn cứ vào mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh thực tế ở Huyện để định thời hạn cho vay chính xác trong trường hợp cụ thể.

Ngân hàng cần điều tra kỹ và giải quyết thoả đáng những trường hợp tiêu cực đối với từng hộ vay vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, có khả năng trả nợ nhưng cố tình dây dưa kéo dài,… để giữ uy tín cho Ngân hàng.

Giao trách nhiệm cho từng nhân viên cụ thể phụ trách và chịu trách nhiệm với công việc mà nhân viên đó làm.

Ngân hàng kết hợp với phòng Nông nghiệp Huyện để được hiểu hơn về đặc điểm của sản xuất Nông nghiệp ở từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra phương án cho vay thích hợp./.

Một phần của tài liệu Khóa luận tín dụng hộ sản xuất tại NHNO & PTNT huyện hương khê tỉnh hà tĩnh – thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w