- Hệ số nợ quá hạn (%) 1,62 1,85 0,
3. Giá trị gia tăng (VA)
- Chăn nuôi - Trồng trọt
- Ngành nghề dịch vụ - Kinh doanh, buôn bán - Hoạt động khác 10.149,97 4.118,21 2.768,23 1.268,00 1.370,33 625,20 10.243,88 2.992,99 4.323,87 1.480,00 887,74 559,28 9.579,93 4.187,78 2.779,47 790,00 1.251,57 571,11 4. VA/IC - Chăn nuôi - Trồng trọt - Ngành nghề dịch vụ - Kinh doanh, buôn bán - Hoạt động khác 1,49 1,93 1,47 1,01 1,57 0,96 1,3 1,34 1,93 0,9 0,93 0,71 1,46 1,86 1,91 0,6 1,46 0,85 5. VA/1 đồng vốn vay 1,56 1,54 1,65
Đối với các hộ sản xuất ở xã Phúc Trạch, đây là xã có điều kiện kinh tế khá hơn, ở đây có điều kiện để trồng bưởi và cây gió trầm vì vậy các hộ chủ yếu đầu tư vào hoạt động này, do đó giá trị sản xuất ở lĩnh vực này mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nhiều nhất. GO của các hộ bình quân ở xã này là 18.112,36 nghìn đồng nhiều hơn so với xã Hương Đô là 1.166,35 nghìn đồng tương đương nhiều hơn 6,88%, với chi phí bỏ ra bình quân mỗi hộ là 7.868,48 nghìn đồng thì giá trị tăng thêm mà mỗi hộ đạt được là 10.243,88 nghìn đồng, tăng so với xã Hương Đô là 93,91 nghìn đồng, tương đương tăng 0,93%. Tuy nhiên, do chi phí bỏ ra nhiều hơn cho nên VA/IC mà mỗi hộ của xã này lại thấp hơn so với xã Hương Đô, VA/IC mà mỗi hộ tạo ra của xã là 1,3 lần. Có nghĩa, với
1 đồng chi phí bỏ ra thì các hộ tạo ra được 1,3 đồng giá trị tăng thêm. Giá tị đồng vốn vay tạo ra của các hộ ở xã này là 1,54 thấp hơn so với các hộ ở xã Hương Đô vì chi phí cho việc trồng bưởi và cây gió trầm cần nhiều hơn khi mở rộng quy mô do đó làm cho hiệu quả đồng vốn vay thấp hơn. Tuy nhiên đây cũng là con số khá lớn.
Nhìn chung việc vay vốn của các hộ từ ngân hàng đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ, đánh giá chung thì bình quân 1 hộ tạo ra gía trị sản xuất trong năm 2009 là 16.131,34 nghìn đồng, với chi phí bỏ ra là 6.451,41 nghìn đồng thì bình quân một hộ tạo ra 9.579,93 nghìn đồng, VA/IC mà các hộ đạt được là 1,46 và giá trị của việc vay vốn tại ngân hàng VA/1 đồng vốn là 1,65. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất trong việc sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, kinh doanh buôn bán...mang lại hiệu quả khá cao.
Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của ngân hàng đối với các hộ sản xuất rất to lớn, nó đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cho các hộ, giúp cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho mỗi hộ.
Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay luôn là vấn đề mà các TCTD quan tâm, chính vì vậy trong công tác cho vay các CBTD phải luôn quan tâm nhắc nhở các hộ sản xuất sử dụng đúng mục đích vay vốn, bên cạnh đó NH phải kết hợp với các tổ chức chính quyền địa phương hưỡng dẫn các phương pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
2.6.5. Những khó khăn và nguyện vọng trong việc vay vốn của các hộ điều tra. tra.
Bảng 18: Những khó khăn và nguyện vọng trong việc vay vốn của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số hộ %
I. Khó khăn
1. Lãi suất cho vay cao 56 62,22
3. Không có PA sử dụng vốn có hiệu quả 21 23,33 4. Không đủ tài sản thế chấp 46 51,11 5. Thủ tục vay rườm rà 24 26,67 6. Thái độ phục vụ của CBTD khó 35 38,89 7. Mức vay thấp. 55 61,11 II. Nguyện vọng.
1. Mức vốn được vay cao hơn 65 72,22
2. Được hỗ trợ lãi suất 58 64,44
3. Quy định về tài sản thế chấp dễ dàng hơn
37 41,11
4. Nguyện vọng khác 16 17,78
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Từ bảng cho thấy: * Khó khăn:
Khi đánh giá về lãi suất các hộ vay vốn cho rằng, lãi suất như hiện nay là khá cao, có đến 56 hộ trên 90 hộ điều tra co ý kiến như vậy tương đương 62,22%, lãi suất cao làm cho các hộ sản xuất phải suy nghĩ trước khi vay vốn vì khi không kịp hoàn trả nợ gốc thì mức lãi suất sẽ rất lớn và có khi còn vượt cả nợ gốc.
Nguyên nhân thứ hai làm cho việc vay vốn của các hộ gặp khó khăn chính là thời hạn cho vay, có 21 hộ chiếm 35,56 % trong tổng số hộ điều tra. Thời hạn cho vay ảnh hưởng đến việc trả nợ của các hộ sản xuất, nếu thời hạn vay dài thì các hộ sẽ có thêm thời gian để xây dựng kế hoạch sản xuất có hiệu quả để có đủ tiền trả nợ cho NH, hiện
nay đối với thời hạn vay của NHNO huyện Hương Khê đưa ra là tương đối ngắn so với hoạt động sản xuấ của các hộ.
Không có phương án sử dụng có hiệu quả là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vay vốn của các hộ, có 21 hộ chiếm 23,33 cho rằng không có PA sử dung vốn có hiệu quả đã ảnh hưởng tới việc vay của họ tại NH.
Bên cạnh đó, thủ tục vay rườm rà cũng ảnh hưởng đến việc vay vốn, theo các hộ điều tra thì để vay vốn tại NHNO huyện Hương Khê thì cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thẻ đỏ) hoặc nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất ổn định, không tranh chấp và đôi khi yêu cầu sự bảo lãnh của địa phương, còn nếu vay từ các hội phụ nữ, hội nông dân thì các hộ phải là thành viêc của hội đó, phải có xác nhận, chữ ký của tổ trưởng, xác nhân của UBND xã...Theo điều tra thì có 24 hộ chiếm 26,67% cho là thủ tục vay vốn rườm rà.
Đối với phục vụ của CBTD đối với các hộ vay vốn có ảnh hưởng đến việc vay vốn của các hộ, có tới 35 hộ cho rằng thái độ của CBTD là khó khăn trong việc cho vay vốn, thái độ của CBTD khó khăn sẽ làm cho khoảng cách giữa hộ vay và CBTD càng xa do đó sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong quá trình vay vốn.
Mức vay cho các họ sản xuất là nguyên nhân làm cho nhiều hộ vay có nhu cầu vay ít hơn, theo đánh giá của 90 hộ điều tra thì có thới 55 hộ chiếm 61,11% cho rằng mức vay vốn tại NH là thấp.
* Nguyện vọng:
Từ những khó khăn trong việc vay vốn của các hộ thì để vay vốn tiếp các hộ sản xuất có rất nhiều nguyện vọng tuy nhiên, theo điều tra thực tế, những nguyện vọng mà người dân đề cập tới nhiều nhất được phản ảnh ở bảng 18. Qua bảng số liệu ta thấy:
Nguyện vọng của người dân hầu như là mong muốn đựoc đáp ứng mức vay vốn cao hơn so với những lần vay trước, có tới 65 hộ chiếm 72,22% có ý kiến như vậy. Điều này cho thấy nhu cầu về vay vốn của các hộ sẽ tăng lên nếu như NH tăng múc vốn cho vay lên.
Bên cạnh đó vấn đề lãi suất là một yêu cầu mà các hộ mong muốn được hỗ trợ thêm, có 58 hộ chiếm 64,44%, việc vay vốn của các hộ hầu như không thể trả gốc một cách nhanh chóng, vì vậy hàng tháng các hộ phải trích một phần thu nhập của hộ để trả lãi cho ngân hàng, do đó nguyện vọng của hộ là được nhà nước hõ trợ một phần lãi suất để giảm bớt tiền lãi phải trả hàng tháng của hộ. Việc đi vay phải thế chấp tài sản cũng là một vấn đề mà các hộ mong muốn được quy định lại, vì hầu như các hộ đi vay đều phải thế chấp tài sản như: nhà cửa, vườn ở...đây là những tài sản gắn liền với cuộc sống của các hộ sản xuất, mặt khác việc cấp thẻ đỏ về quyền sử dụng đất hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt vì vậy việc phải thế chấp tài sản có ảnh hưởng đến các hộ sản xuất.
Trên đây là một số khó khăn và nguyện vọng trong việc vay vốn của các hộ điều tra, do đó chính quyền địa phương cũng như các cấp các ngành có liên quan cần có biện pháp phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ sản xuất vay vốn, phát triển sản xuất.
CHƯƠNG III