3. Phân theo biên chế
2.3.4. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.
Qua bảng số liệu 7 ta thấy tổng thu nhập năm 2009 của các hộ điều tra tính bình quân trên 1 hộ là 9.707 nghìn đồng. Điều này cho thấy thu nhập của hộ là tương đối lớn, do đó mức độ đầu tư vào các hoạt động sản xuất sẽ được chú trọng.
Về cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính của
các nông hộ trong đó: thu nhập từ Chăn nuôi chiếm 43,80%, từ trồng trọt 25,39%, từ lâm nghiệp 20,09% ta có thể thấy diện tích đất lâm nghiệp chiếm khá lớn do đó việc thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp của các hộ cũng là một phần chính trong tổng thu nhập của hộ
Bảng 7:Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2009 ( Tính bình quân trên 1 hộ) Khoản mục Thu nhập (1000đ) Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 9.707 100 1. Chăn nuôi 4.252 43,8 2. Trồng trọt 2.465 25,39 3. Lâm nghiệp 1.950 20,09
4. Làm thuê nông nghiệp 340 3,5
5. Làm thuê phi nông nghiệp 450
4,64
6. Khác 250
2,58 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
.
Mặc dù, việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn phát triển chưa nhiều nhưng cơ cấu thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao (4,64%) với thu nhập khoảng 450 nghìn đồng/hộ/năm, là do sau khi xong mùa vụ, hầu hết các lao động đều làm thêm các nghề như: phụ nề, vận chuyển gạch ngói, chở cát sỏi… Việc làm thêm các nghề phụ trong thời gian nông nhàn đã tạo thêm cho các hộ một khoản thu nhập đáng kể, nhờ đó họ có điều kiện chủ động đầu tư các yếu tố đầu vào một cách đầy đủ, kịp thời khi vào mùa vụ sản xuất. Bên cạnh đó, có một số hộ còn làm thuê từ nông nghiệp
để có thu nhập cho gia đình, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 3,5%, với thu nhập là 340 nghìn đồng/hộ.
Nguồn thu nhập còn lại của hộ là thu nhập khác chiếm đáng kể trong thu nhập của hộ khoảng 2,58% với 250 nghìn đồng/hộ, nguồn thu nhập này chủ yếu là lương của các lao động của hộ công nhân nhà máy gạch hoặc giáo viên các trường trung học, tiểu học, mầm non trên địa bàn huyện.