Phần cuối cùng của mỗi đơn vị bài học là phần Language Focus, nhằm giúp hệ thống hoá, củng cố và luyện tập sử dụng các chức năng ngôn ngữ, các điểm
ngữ pháp và từ vựng đã xuất hiện trong các bài đã học. Tuỳ theo nội dung từng bài tập, giáo viên có thể lựa chọn những loại bài để học sinh thực hiện trên lớp hay hớng dẫn cho các em về làm tại nhà. Tuy nhiên, phần hệ thống hoá, củng cố và chữa bài là khâu quan trọng. Qua những bài tập này, giáo viên có thể rút ra đợc những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh và có kế hoạch củng cố, bồi dỡng thêm cho các em.
Khi thực hiện các bài tập ở phần này, cần cho học sinh liên hệ lại những tình huống hay ngữ cảnh mà các mục ngữ pháp, hay chức năng ngôn ngữ này đã đ- ợc xuất hiện trong các mục trớc của bài học để qua đó có thể làm rõ ý nghĩa các ngữ liệu đó và hệ thống hoá đợc tốt hơn. Đây là lúc giáo viên có thể giải thích, tóm tắt hay chốt lại các điểm ngữ pháp đã xuất hiện trong bài một cách kỹ lỡng hơn.
3.1. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cách đơn giản nhất để trình bày một cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân GV và HS hoặc bằng hành động.
Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên. Tình huống có thể có thực, tởng tợng hoặc sáng tạo. Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp thu nó một cách trọn vẹn hơn. Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp đợc sử dụng và có ý nghĩa nh thế nào thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp:
24.Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại. 25.Viết cấu trúc lên bảng.
26.Yêu cầu một số HS (cá nhân) nhắc lại.
27.Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới đợc hình thành nh thế nào. 28.Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở.
29.Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập.
3.2. Quy trình 3 bớc của giờ dạy ngữ pháp
Theo giáo học pháp hiện đại, giờ lên lớp đợc xây dựng trên cơ sở một quy trình 3 bớc (The Three P's) gồm: Giới thiệu, Luyện tập và Vận dụng. Quy trình đó có thể đợc mô tả trong mô hình sau:
Presentation → Practice → Performance/Production
Quy trình 3 bớc trên có thể hiểu và đợc vận dụng dạy ngữ pháp nh sau: