PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 77)

- Tổ chức tham gia đầy đủ các môn tại Đại hội TDTT toàn huyện lần thứ 4 năm 2009.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động cảu các TCTD trên địa bàn nghiên cứu và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hộ nông dân tôi xin rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Thị trường tín dụng nông thôn trên địa bàn xã phát triển khá đa dạng trong đó các tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng cho hộ nông dân.

Thứ hai: Các tổ chức tín dụng đã đóng góp vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Nhiều hộ nghèo nhờ vay vốn sản xuất cùng với sự nỗ lực phấn đấu làm ăn của bản thân mà đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, khẳng định mình và phát triển đi lên, vốn tín dụng góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho hộ.

Thứ ba: Thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ vay vốn mà nhiều hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vốn tín dụng.

Thứ tư: Các chương trình tín dụng đã góp phần cung ứng một lượng vốn lớn và đã đáp ứng đáng kể cho nhu cầu vay vốn của hộ nông dân.

Thứ năm: Vốn tín dụng tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân có điều kiện để sản xuất thêm sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất nghề cũ, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi ở tại nông hộ.

Thứ sáu: Vốn tín dụng tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân có điều kiện để sản xuất những sản phẩm mang tính hàng hóa cao như trồng cây công nghiệp như trồng rừng (keo); chăn nuôi trâu, bò, mở rộng kinh doanh.

Thứ bảy: Các nhóm hộ nghèo, trên nghèo đều sản xuất có hiệu quả nhờ vay vốn tín dụng, tuy nhiên những hộ trên nghèo sản xuất có hiệu quả hơn so với hộ nghèo.

Thứ tám: Tỷ lệ số hộ nợ quá hạn của các hộ nghèo cao hơn so với hộ trên nghèo trong quá trình sử dụng vốn vay.

2. KIẾN NGHỊ

Nhằm phát huy một cách có hiệu quả những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế của các chương trình tín dụng ở vùng nghiên cứu, chúng tôi có những kiến nghị sau:

2.1.Đối với nhà nước

- Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ hơn nữa cho các hộ nông dân, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản các thủ tục cho vay, giảm lãi suất đến mức thấp nhất có thể. Nếu nhà nước, các tổ chức không đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ, giúp đỡ hộ nông dân vùng thì hộ khó có thể vươn lên để đảm bảo cuộc sống, tự họ khó có thể rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

- Tăng cường hơn nữa quỹ xóa đói giảm nghèo để hộ nông dân nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh, giúp họ cải thiện được cuộc sống nói riêng và phát triển xã hội nói chung.

- Cần phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau của các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các chương trình, các dự án.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các hộ phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi khác.

- Các ban ngành có liên quan thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, chương trình tín dụng nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại, những vướng mắc nảy sinh, những nguy cơ làm cho các chương trình, dự án rút vốn để có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các chương trình được hoạt động bình thường và phát triển vững chắc.

2.2 Đối với chính quyền địa phương

- Cần tạo mọi điều kiện cho hộ nông dân có thể đảm bảo mọi thủ tục vay vốn một cách thuận lợi (như cấp thẻ đỏ và quyền sử dụng đất cho người dân), để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các hộ nghèo.

- Phải có trách nhiệm kết hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức tín dụng một cách chặt chẽ trong việc triển khai các chương trình hoạt động, công tác kiểm tra sử dung vốn vay, giúp cán bộ tín dụng xử lý nợ khó đòi hoặc trốn nợ.

- Cần quan tâm hơn nữa đối với tình hình kinh tế xã hội của từng hộ, đặc biệt là các hộ nghèo trong các khâu tuyên truyền, tổ chức, có cơ chế đánh giá các hộ nghèo đặc biệt khó khăn ở địa phương để cho vay với lãi suất ưu đãi.

- Cần phát triển hơn nữa các dịch vụ nông nghiệp để hỗ trợ cho quá trình sản xuất.

- Phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới tín dụng, đồng thời cần có biện pháp cụ thể thích hợp để kiềm chế các hình thức tín dụng tự phát và cho vay nặng lãi.

2.3 Đối với các tổ chức tín dụng

- Cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc triển khai các hoạt động cho vay và thu hồi vốn.

- Tổ chức hướng dẫn các hộ vay vốn ghi chép thu chi hằng ngày, cách hình thành các ý tưởng sản xuất kinh doanh, cách lập kế hoạch xin vay vốn để làm cơ sở cho việc tính toán thu chi trong hộ và hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có thể triển khai nhân rộng mô hình sản xuất đó.

- Bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương, thực tế sản xuất kinh doanh của các hộ trong từng thời kỳ để đưa ra những điều chỉnh về thủ tục vay, lãi xuất vay, thời hạn vay, mức vay cho phù hợp để giúp các hộ nghèo, dần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

- Khi cho vay cần thẩm định kỹ lưỡng và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn. Thu thập đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của khách hàng và trao đổi thông tin thường xuyên giữa các tổ chức tín dụng và ngân hàng với nhau.

- Cần cho gia, giảm nợ đối với những hộ gặp khó khăn trong sản xuất, chưa có điều kiện để trả nợ. Nhưng đối với những hộ có khả năng trả nợ nhưng không chịu trả thì cần kiên quyết xử lý.

- Cung cấp vốn cần đi kèm với các hoạt động tư vấn, khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Đối với người dân

- Trước khi vay vốn, hộ nông dân cần chủ động vạch ra kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh làm sao để làm ăn có hiệu quả nên cần phải sử dụng đúng mục đích và chỉ vay vừa đủ số tiền mình cần, và phải có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng như cam kết.

- Phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, không được trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước.

- Các hộ có nhu cầu vay vốn nên chủ động tìm cách tiếp cận với các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho nhu cầu thiết thực phát triển sản xuất của mình. Tìm hiểu những thông tin về nguồn vốn vay của tổ chức, chương trình nào, quy trình cho vay như thế nào, mức vốn được vay có thể là bao nhiêu, thời gian vay và lãi suất vay và cách trả gốc như thế nào.

- Luôn học tập, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn thông qua tập huấn, bà con, bạn bè. Tìm hiểu những tiến bộ kỹ thuật thích hợp để đưa vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội.

Phạm Đỗ Chí-Đặng Kim Sơn-Trần Nam Bình- Nguyễn Tiến Triển (2003), "Làm gì cho nông thôn Việt Nam", NXB TP Hồ Chí Minh.

Hoàng Đức- Trần Huy Hoàng- Trần Xuân Hương (2001), Tiền tệ ngân hàng, NXB TP HCM.

Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tài chính- tiền tệ, NXB Thống kê. Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), Vay vốn ngân hàng từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Thống kê.

Nguyễn Thế Nhã- Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Nà Nội.

Lê Văn Tề (1992), Tiền tệ-Ngân hàng, NXB thành phố Hồ Chí Minh. Lê Văn Tư, Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội 1997. Lưu Ngọc Trịnh (2002), Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm gần đây, thực trạng vấn đề và giải pháp, NXB Lao động- Xã hội.

Ủy Ban Nhân dân xã Trà Bình, Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế - xã hội , năm 2007 – 2009.

Ủy Ban Nhân dân xã Trà Bình, Báo cáo tình hình biến động và sử dụng đất đai của xã, 2007 – 2009.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 77)