Mức đô ̣ hiểu biết của hộ điều tra về các nguồn vốn tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 60)

- Tổ chức tham gia đầy đủ các môn tại Đại hội TDTT toàn huyện lần thứ 4 năm 2009.

T ổ trưởng tổ vay vốn đến nhà dân ghi tên các hộ có nhu cầu vay vốn

2.4.1 Mức đô ̣ hiểu biết của hộ điều tra về các nguồn vốn tín dụng

Khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ điều tra chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kiến thức của hộ về các nguồn vốn tín dụng. Khi họ hiểu rõ về một nguồn vốn tín dụng nào đó thì khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đó cũng tăng lên. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy được mức độ hiểu biết của các hộ điều tra về một số nguồn vốn tín dụng chủ yếu trên địa bàn.

Bảng 15: Mức đô ̣ hiểu biết của hộ điều tra đối với các nguồn vốn tín dụng

Nguồn vốn tín dụng

Loại hộ

Nghèo ( n = 22 ) Trên nghèo ( n = 38 ) Biết rõ ( % ) Biết (%) Không biết ( % ) Biết rõ (% ) Biết (%) Không biết ( % ) NHNN $ PTNT 31,82 45,45 22,73 52,63 39,47 7,90 NHCSXH 86,36 9,09 4,55 89,47 10,53 0,00

Cho vay tư nhân 43,28 51,82 4,90 23,68 76,32 0,00

Bà con,bạn bè 22,73 68,18 9,09 31,58 68,42 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2009

Qua bảng 15 ta thấy, mức độ hiểu biết của các hộ nông dân về các nguồn vốn tín dụng có sự khác nhau. Phần lớn các hộ nông dân ở đây đều biết rõ về ngân hàng chính sách xã hội, có 89,47% các hộ trên nghèo và 86,36% hộ nghèo cho rằng họ biết rõ về ngân hàng này. Sỡ dĩ họ biết rõ về ngân hàng này là do khi có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội thì họ sẽ được tổ trưởng các tổ vay vốn tư vấn rất kỹ về thủ tục vay vốn cũng như các vấn đề liên quan.

Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hô ̣ nông dân ở xã tiếp cận với nguồn vốn này phải thông qua cán bộ tín dụng huyện, thủ tục vay tương đối phức tạp, thiếu đội ngũ cán bộ tư vấn về nguồn vốn tín dụng này cho các

hộ nông dân nên sự hiểu biết của các hộ đối với ngân hàng này có sự hạn chế hơn so với ngân hàng chính sách xã hội, chỉ có 31,82% hộ nghèo và 52,63% hộ trên nghèo biết rõ về ngân hàng này, có đến 22,73% hộ nghèo và 7,9% hộ trên nghèo không biết về ngân hàng này.

Đối với nguồn vốn tư nhân hoặc bà con, bạn bè, phần lớn các hộ nông dân cho rằng ho ̣ biết hoặc biết rõ về các nguồn vốn này nhưng họ ít vay từ các nguồn này vì lãi suất vay từ các nguồn này thường cao hơn rất nhiều so với các nguồn vốn tín dụng khác.

Qua bảng số liệu, ta còn thấy một thực tế là mức đô ̣ hiểu biết về các nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo thường thấp hơn so với các hộ trên nghèo vì họ bị hạn chế về trình độ học vấn cũng như hạn chế trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Việc nâng cao sự hiểu biết của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo về các nguồn vốn tín dụng là việc làm hết sức cần thiết mà địa phương cần phải quan tâm hơn nữa nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w