Một số giải pháp cụ thể đối với các TCTD

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 72)

- Tổ chức tham gia đầy đủ các môn tại Đại hội TDTT toàn huyện lần thứ 4 năm 2009.

4. Người thân trong gia đình 9 40,9 16 15,79 15 25,

3.2.1 Một số giải pháp cụ thể đối với các TCTD

Căn cứ vào thực trạng địa bàn nghiên cứu và kết quả phân tích cho thấy tùy theo tình hình thực tế và cụ thể của địa phương mà có những biện pháp tác động cho phù hợp, đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập và đời sống cho nông dân. Ở địa bàn nghiên cứu phần lớn số vốn vay được các hộ đầu tư cho phát triển trồng cây lâm nghiệp (cây keo ), chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi bò) và kinh doanh. Điều đó chứng tỏ vốn tín dụng đã được đầu tư phát triển kinh tế của nông hộ tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa cao. Ngoài ra vốn vay đã có tác động tạo thêm việc làm, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Vì thế để phát huy hơn nữa các tác động của vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả đồng vốn, đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển đúng hướng cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

3.2.1.1 Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng ưu đãi

Nhiều quốc gia đã coi tín dụng ưu đãi là một trong những đòn bẩy để phát triển nông nghiệp, nhất là giúp các hộ nông dân nghèo vượt khó khăn đi lên. Vì vậy để thực hiện giải pháp này cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

Đối tượng vay:

Việc cho vay theo tín chấp nên được mở rộng hơn cho các đối tượng là các hộ cực nghèo thông qua các tổ chức đoàn hội. Các đối tượng này phần lớn không có tài sản để thế chấp, nếu có thì cũng không đáng kể.

Việc quyết định cho vay vốn phải thật công tâm, đảm bảo tính công bằng để tránh trường hợp những hộ không phải là nghèo được vay vốn ưu đãi trong khi đó những hộ nghèo thật sự lại không được vay hoặc một hộ được vay từ nhiều nguồn trong khi đó có những hộ không vay vốn dược từ những nguồn nào do các tổ chức tín dụng chưa thật sự tin tưởng vào khả năng trả nợ và cách làm ăn của họ.

Cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay vốn là bao nhiêu để đáp ứng tối đa nhu cầu xin được vay vốn đối với các hộ nông dân có triển vọng sản xuất kinh doanh, để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thanh toán vốn vay đúng thời hạn.

* Mức cho vay:

Sự thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là một trong những hạn chế lớn nhất để phát triển kinh tế hộ ở địa bàn. Thực tế cho thấy đa số hộ nghèo đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng quy mô, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, với mức cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng hiện nay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu về vốn sản xuất của nông dân.

Tiếp tục đầu tư vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì nông nghiệp vẫn chiếm vị trí là ngành quan trọng nhất, là ngành sản xuất chính trong kinh tế của các hộ nông dân.

* Lãi suất cho vay:

Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta như hiện nay đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp nông thôn, Xã là Trà Bình địa bàn sản xuất với trình độ và năng xuất lao động còn thấp thì việc áp dụng lãi suất thị trường sẽ gây áp lực lớn cho việc trả lãi và vốn gốc ở các hộ gia đình có thu nhập thấp. Do vậy cần phải áp dụng khung lãi suất hạ để giúp họ tiếp cận với tín dụng được dễ dàng hơn.

Thời hạn cho vay:

Trong những năm vừa qua hộ nông dân vay vốn để trồng cây lâu năm khá nhiều. Vì vây, tăng thời hạn vốn vay cũng là một việc làm cần được quan tâm.

Cần theo dõi, giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của hộ đặc biệt là các hộ nghèo. Kiểm tra và giám sát là những chức năng chủ yếu của tín dụng và là cơ sở để đảm bảo vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả bên cạnh đó các tổ chức tín dụng cần đáp ứng nhu cầu cung cấp vốn kịp thời đúng thời vụ chu kỳ kinh doanh của các hộ để nhằm giúp các hộ vay vốn tránh sử dụng vốn sai mục đích hay vốn được giữ lại mà không đưa vào sử dụng.

* Thủ tục vay:

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn đồng thời phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế đặc biệt là đối với các hộ nông dân, hộ nghèo nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, vừa đảm bảo tăng nhanh doanh số vay vừa bảo đảm an toàn cho vốn vay tránh tình trạng cho người đi vay phải chờ đợi lâu làm mất cơ hội kinh doanh của họ.

* Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật:

Nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho nông dân, tăng cường đầu tư chuyển giao kỹ thuật khuyến nông. Với trình độ văn hóa trung bình của hộ thấp, điều này sẽ gây khó khăn nhất định trong tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật mới của nông dân. Muốn cho các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo, sản xuất kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao thì cần giúp họ nắm được cách làm ăn, cách sử dụng quản lý đồng vốn, quản lý sản xuất kinh doanh, nếu chỉ cung cấp vốn cho các hộ là chưa đủ.

Các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, các ban ngành cần giúp nông dân nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng các kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, nắm bắt thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ,...

3.2.1.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức tín dụng

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ năng lực tổ chức hoạt động tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch vốn với qui mô và tốc độ ngày càng cao.

Thứ nhất, tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị và công nghệ ngân hàng, đặc biệt công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng và tổ chức các hoạt động tín dụng. Việc đầu tư công nghệ ngân hàng cho phép mở rộng giao dịch tín dụng và cắt giảm biên chế hành chính tín dụng để đầu tư cho cán bộ chuyên trách của từng tổ chức tại các địa bàn cho vay vốn.

Thứ hai, thực hiện chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ, phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp giao dịch với người vay vốn cùng với những cán bộ chuyên trách ở địa bàn, có đủ năng lực và phẩm chất, đủ điều kiện để đánh giá phân tích hiệu quả nguồn vốn cho vay, tạo ra sự mối quan hệ mật thiết, thông hiểu lẫn nhau giữa người vay và cho vay, giúp người vay vốn đủ tự tin để tham gia các hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành, hội, đoàn thể liên quan để mở rộng cho vay và xử lý thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, và các khoản nợ khó đòi.

3.2.1.3 Các giải pháp mở rộng các hoạt động tín dụng trên địa bàn

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là tăng khả năng tiếp cận các tổ chức tín dụng, các nguồn vốn tín dụng cho các đối tượng vay vốn.

Thứ nhất, trên địa bàn hiện nay, không phải người dân nào cũng có thể tiếp cận một cách đầy đủ, dễ dàng với các tổ chức tín dụng để có thể lựa chọn nguồn vốn vay. Việc mở rộng mạng lưới các ngân hàng tạo ra một thị trường vốn phong phú và đa dạng cũng như cho phép rút ngắn khoảng cách về thời gian, không gian trong việc thực hiện các thủ tục giao dịch vốn cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn.

Thứ hai, Khuyến khích thành lập và mở rộng các tổ chức tín dụng nhân dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra thị trường vốn để thực hiện nhu cầu tại chỗ.

Thứ ba, tiếp tục khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, các thương nhân, nhà hảo tâm, Việt kiều có khả năng đầu tư hỗ trợ các dự án trên địa bàn. Mặt khác cần tiến hành huy động nguồn vốn nhàn rối trong dân cư bằng cách thực hiện gởi tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn xã trà bình, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w