Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của cây keo

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

II/ Cây lâu năm

2.7.3.3.2Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của cây keo

Chi phí cho 1 ha keo của các hộ điều tra

Chi phí cho cây keo bao gồm chi phí cho giống, thuốc BVTV, phân bón và chi phí cho lao động. Nhìn chung, việc chăm sóc cho cây keo không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp, năm đầu tiên là năm mà bà con phải tốn nhiều chi phí hơn và phải đầu tư nhiều hơn, chăm sóc nhiều hơn.

Những năm tiếp theo bà con chỉ phải đi chăm sóc keo khoảng 3- 4 lần, mỗi lần dài hay ngắn phụ thuộc vào độ phát triển của vườn keo, chủ yếu là đi bón phân, phát cành và làm cỏ.

Trên địa bàn xã được điều tra 1 ha keo được trồng từ 4-5 năm thì bán.Việc đầu tư cho keo năm trồng mới là lớn nhất 5.338,35 nghìn đồng, bởi vì năm này phải chi phí giống khoảng 1.007,90 nghìn đồng cho 1 ha keo. Thêm vào đó năm này phải thuê thêm lao động trung bình 1 ha 808,70 nghìn đồng.

Các năm tiếp theo chi phí không biến động nhiều và bà con có đầu tư thêm phân bón nhưng rất hạn chế và chủ yếu là làm cỏ, phát cành bằng công lao động gia đình. Từ năm thứ 3 trở đi các hộ không còn bón phân và dùng thuốc diệt cỏ nữa do thời gian này cây đã lớn, công lao động gia đình chăm sóc cho những năm này cũng ít hơn, chỉ khoảng 208,33 nghìn đồng năm thứ 4.

Nhìn chung, các hộ nông dân ở đây đầu tư thấp hơn định mức của cây keo và thấp hơn so với các xã khác. Điều này cũng là dễ hiểu vì Thượng Nhật chủ yếu là đồng bào dân tộc Ka Tu có đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là dựa vào tự nhiên chứ không chú trọng đầu tư. Mặt khác, đặc điểm cây keo cũng là loại cây không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp, đặc biệt từ năm thứ 2 trở đi thì chủ yếu dùng công lao động gia đình, các hộ chỉ chủ yếu là đi phát cỏ, phun thuốc trừ sâu theo từng đợt chứ không phải thường xuyên đi chăm bón keo.

Bảng 25: Bảng tổng hợp mức đầu tư cho 1 ha keo của các hộ điều tra ĐVT: 1.000đ Năm Giống Phân bón Thuốc BVTV Đào hố +Trồng Chăm sóc Tổng Chi phí

Tự có ngoàiMua Hữu cơ Vô cơ Gia

đình Thuê ngoài Gia đình Thuê ngoài Năm trồng mới 0,00 1.007,90 0,00 352,17 82,61 1.492,76 808,70 1.499,28 144,93 5.338,35 Năm 1 0,00 0,00 0,00 650,00 67,50 0,00 0,00 933,34 0,00 1.650,84 Năm 2 0,00 0,00 0,00 337,5 45,00 0,00 0,00 740,00 0,00 1.122,50 Năm 3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 562,07 0,00 562,07 Năm 4 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 208,33 0,00 208,33

Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của cây keo của các hộ điều tra

Thượng Nhật là xã có diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp do xã quản khá lớn. Tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 1.382,9 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.130,4 ha, diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 252,5 ha. 1 phần trong số đó là do bà con tự trồng, còn lại là rừng của dự án WB3.

Bảng 26: Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của cây keo của các hộ điều tra (BQ/ha)

Chỉ tiêu GO (1.000đ) IC (1.000đ) VA (1.000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) VA/GO (lần) Keo 18.000 3.351,38 14.648,62 5,37 4,37 0,81

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

Dự án WB3 có sự hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật trồng rừng cho bà con nhưng do đặc thù của địa bàn Thượng Nhật trên 92 % là đồng bào dân tộc Ka Tu có trình độ dân trí thấp, khó tiếp thu được những kỹ thuật đã được tập huấn, thụ động, dự án nói gì thì làm theo như thế nên nhìn chung hiệu quả đạt được là không cao. Thêm vào đó, quá trình điều tra thực tế cho thấy có nhiều hộ được hỗ trợ phân bón nhưng lại không bón đúng định mức mà đem bán lấy tiền chi tiêu hoặc đem bón cho các loại cây trồng khác.

Trung bình 1 ha keo năm 2009 tại địa bàn bán được với mức giá khoảng 18 triệu đồng. Giá keo có sự chênh lệch rất lớn một phần do đặc điểm đất đai và kỹ thuật chăm sóc nhưng nguyên nhân chính là do vị trí của vườn keo, nếu ở vị trí thuận lợi sẽ bán được với giá rất cao trên 30 triệu đồng, nhưng ngược lại chỉ bán được với giá khoảng 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn. Giá keo năm 2009 có phần giảm xuống do hiện nay giá keo nguyên liệu đang giảm, giá tại nhà máy dăm Đài Loan 580.000 đồng/tấn, nhà máy Thái Lan 450.000đồng/tấn, do số lượng keo nhiều nên xe chờ nhập 1 ngày đêm hoặc 2 ngày mới xong vì vậy bà con khai thác cầm chừng để chờ giá ổn định trở lại. Tuy nhiên, do từ năm thứ hai ít phải đầu tư nhiều chủ yếu là công lao động gia đình nên IC

cho 1 ha keo là không lớn. Vì thế trung bình 1 đồng IC bỏ ra thu được 5,37 đồng giá trị sản xuất và 4,37 đồng giá trị tăng thêm

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 59)